Dịch Vụ Kiểm Toán Nội Bộ Uy Tín Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
- Trong điều kiện kinh tế thị trường như chiến trường cạnh tranh khốc liệt, hoạt động của các doanh nghiệp đòi hỏi phải chắc trong thì mới thắng được ngoài.
- Kiểm toán nội bộ chính là công cụ quan trọng và hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát và đánh giá, cũng như củng cố hoạt động một cách hiệu quả. Sau đây hãy cùng chuyennghiep.vn tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ kiểm toán nội bộ ngay nhé!
Kiểm toán nội bộ là gì?
- Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), kiểm toán nội bộ (KTNB) là “một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp (DN) như là một loại dịch vụ, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.
- Còn theo Viện KTNB (IIA): “KTNB là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được mục tiêu, bằng việc đánh giá và cải tiến một cách có hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”...
Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Doanh Nghiệp, Gia Đình, Cá Nhân Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Vai trò của Kiểm toán Nội bộ
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước đang phát triển, các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ (KTNB) chưa được chú trọng, mục tiêu tăng trưởng là lợi nhuận vẫn được ưu tiên hàng đầu. Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ thực sự được các nhà quản lý hàng đầu trên thế giới đánh giá đúng chỉ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, các công ty lớn trên thế giới đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, đồng thời xây dựng các phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán có hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ
Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ, KTNB có nhiệm vụ sau đây:
- - Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
- - Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
- - Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
- - Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị;
- - Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.
Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Trọn Gói Tại TP.HCM
Kiểm toán nội bộ - Hàng rào phòng thủ vững chắc của doanh nghiệp
- Kiểm toán Nội bộ được coi là hàng rào vững chắc của doanh nghiệp vì nó là công cụ hỗ trợ ban giám đốc và hội đồng quản trị kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn, từ đó phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý.
- KTNB có chức năng giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết. Nó đóng vai trò quan sát viên độc lập nhằm bảo vệ giá trị và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và các quy tắc của doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ của KTNB không chỉ giới hạn hướng vào kế toán, kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo năng lực cho kế toán mà còn kiểm tra, đánh giá các hoạt động điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ, các hoạt động phi tài chính khác...
- Khi doanh nghiệp chủ động trong kiểm toán nội bộ, đồng nghĩa với việc chủ động thiết lập để tận dụng và khai thác những lợi ích từ kiểm toán nội bộ và hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen đối phó với quy định của nhà nước.
Xem thêm: Dịch vụ Kế Toán (Báo Cáo Thuế) Trọn Gói Chuyên Nghiệp tại TPHCM
Quy trình kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp
- Với mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn, quy trình KTNB được chia thành bốn giai đoạn chính: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán và giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn mực của IIA yêu cầu các KTVNB phải xây dựng và ghi chép một kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn, bao gồm: Mục tiêu, phạm vi, thời gian và việc phân bổ nguồn lực. Các KTVNB sẽ lập biên bản ghi nhớ về kế hoạch, để ghi lại các mục tiêu, phạm vi kiểm toán, đánh giá rủi ro và nội dung ưu tiên kiểm toán. Biên bản ghi nhớ cũng là tài liệu quan trọng để trao đổi về mục tiêu, phạm vi kiểm toán và các thông tin quan trọng khác cho các thành viên trong nhóm kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán
Thông thường, những kiểm soát cơ bản sẽ được tiến hành ở giai đoạn thực hiện đã được xác định ở giai đoạn lập kế hoạch căn cứ vào việc đánh giá tính đầy đủ của thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB). Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTVNB tiến hành những thử nghiệm kiểm soát cơ bản đó và ghi chép lại kết quả kiểm toán làm bằng chứng cho việc đánh giá hiệu quả quy trình KSNB.
Trước khi thực hiện kiểm toán, các KTVNB xem xét:
- - Tài liệu kế hoạch kiểm toán để nắm rõ mục tiêu, phạm vi, chương trình kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm toán, thời gian và nguồn lực thực hiện kiểm toán.
- - Các kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN để phản ánh thông tin cần thiết, nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán.
- - Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân trước khi thực hiện kiểm toán tư vấn với luật sư của DN hoặc các chuyên gia để làm rõ các quan ngại và thắc mắc có thể nảy sinh khi truy cập thông tin cá nhân.
Ngoài ra, trong khi thực hiện kiểm toán, nếu thấy kế hoạch thử nghiệm không được lập đủ chi tiết thì các KTVNB có thể bổ sung các chi tiết thử nghiệm như các tiêu chí cũng như quy mô thử nghiệm, phương pháp chọn mẫu, số lượng mẫu cần thiết để thu thập được thông tin đầy đủ. Nếu các thủ tục thử nghiệm được nêu ở trong chương trình kiểm toán không mang lại được đầy đủ các thông tin để đưa ra kết luận hoặc ý kiến tư vấn, các KTVNB cần điều chỉnh thử nghiệm và tiến hành bổ sung. Mọi điều chỉnh hoặc bổ sung đối với chương trình kiểm toán đều phải được phê duyệt ngay.
Để làm căn cứ cho kết quả kiểm toán và kết luận của mình, các KTVNB xác định thông tin, thực hiện phân tích, đánh giá và ghi chép thông tin thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán được lập trong chương trình kiểm toán.
Xem thêm: Dịch Vụ Kiểm Toán Đấu Thầu Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Báo cáo kết quả kiểm toán
- Chuẩn mực của IIA yêu cầu Trưởng KTNB phải thực hiện báo cáo định kỳ cho Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN. Tần suất và nội dung báo cáo, tùy thuộc vào tầm quan trọng của báo cáo và mức độ cấp thiết của các hành động cần được lãnh đạo và hội đồng quản trị thực hiện. Các KTVNB phải báo cáo kết quả theo các tiêu chí, chất lượng và các yêu cầu về việc phát hành cũng như gửi báo cáo.
- Ngoài ra, nếu có yêu cầu về việc đưa ra ý kiến tổng thể thì các KTVNB đưa ra các ý kiến tổng thể theo đúng yêu cầu quy định. Quy định về công tác trao đổi và báo cáo kết quả kiểm toán thường được xây dựng và bảo hành, nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc báo cáo kết quả kiểm toán. Quy định này được xây dựng căn cứ vào chính sách và quy trình của các bên liên quan cũng như kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN về các báo cáo kiểm toán.
- Các KTVNB có thể xem xét quy trình và chính sách KTNB, để xác định các mẫu biểu nên sử dụng. Ngoài ra, các KTVNB cũng cần xem xét cả hướng dẫn về văn phòng của DN, trước khi soạn thảo các văn bản trao đổi có thể trình bày kết quả cuối cùng phù hợp với văn phong được DN chấp nhận.
Nội dung chi tiết của quy định về trao đổi thông tin và báo cáo kết quả tùy thuộc vào bản chất của từng DN và mức độ phức tạp của công tác KTNB, nhưng thông thường sẽ bao gồm hướng dẫn liên quan đến trao đổi và báo cáo về:
- - Thông tin, quan sát và kết quả kiểm toán.
- - Thông tin giữa kỳ và cuối kỳ.
- - Theo dõi và quan sát.
- - Các vi phạm pháp luật.
- - Thông tin nhạy cảm.
Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán để báo cáo thuế Uy Tín Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Tại sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ kiểm toán nội bộ?
- Các thông lệ và chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp luôn thay đổi. Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về quản trị và cập nhật các thay đổi mới nhất.
- Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại. đánh giá hệ thống và rà soát với các quy định hiện hành về quản lý rủi ro.
- Bộ phận dịch vụ kiểm toán nội bộ sẽ hỗ trợ đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi bộ phận. nhằm sắp xếp các nguồn lực phù hợp với yêu cầu quản trị và phát triển của doanh nghiệp.
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp nên phối hợp giữa nguồn lực hiện có và thuê ngoài dịch vụ kiểm toán nội bộ.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được rà soát, cải thiện và nâng cấp toàn diện.
- Giảm chi phí, nâng cao trách nhiệm và hoàn thiện các phương pháp kiểm toán nội bộ.
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ sẽ cải thiện tính minh bạch của báo cáo. đảm bảo bình đẳng giữa các bên liên quan trong doanh nghiệp.
- Vai trò của kiểm toán nội bộ tiếp tục phát triển, thúc đẩy bởi nhiều yếu tố bao gồm. điều kiện kinh tế, tính toàn cầu hóa, và những rủi ro mới và tiềm tàng. Những vấn đề này đang tạo ra một môi trường năng động. và cơ hội mới cho kiểm toán nội bộ để chứng minh giá trị của mình. Kiểm toán nội bộ phải tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng dịch vụ kiểm toán nội bộ thì có thể tham khảo dịch vụ mà đơn vị chúng tôi cung cấp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán cùng chất lượng đội ngũ nhân viên trình độ cao, chúng tôi tin rằng quý khách sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ kiểm toán nội bộ.
Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc, hãy chủ động gửi câu hỏi hoặc liên hệ hotline để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng, miễn phí nhé!