Nợ Xấu là gì? Các nhóm nợ xấu ngân hàng bạn cần biết
- Vẫn còn nhiều khách hàng thắc mắc nợ xấu là gì? Không biết tại sao bản thân lại vướng phải, đến lúc đi vay tiền mới vỡ lẻ ra. Thực ra đây là khoản nợ quá hạn thanh toán của khách hàng, bị liệt vào nhóm nợ xấu để các ngân hàng/ tổ chức tín dụng né tránh khách đó ra cho lần sau. Vì vậy khi dính phải thì bạn rất khó được duyệt vay tiền ở các ngân hàng hay công ty tín dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ xấu ngân hàng là gì để tránh rơi vào trường hợp này.
>> Xem thêm: Dịch vụ tài chính
Nợ xấu là gì?
- Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nợ xấu là những khoản nợ dưới tiêu chuẩn, quá hạn thanh toán từ từ 30 ngày trở lên trong hợp đồng, có khả năng thu hồi vốn thấp. Người bị liệt vào danh sách này sẽ rất khó đi vay vốn ngân hàng hoặc công ty tín dụng nào đó ở Việt Nam.
- Toàn bộ thông tin nợ xấu của khách hàng: họ tên, nơi vay vốn, các khoản nợ trong quá khứ và hiện tại… được lưu trữ dữ trên 2 trung tâm tín dụng CIC và PCB.
- CIC: Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam được điều hành bởi ngân hàng nhà nước
- PCB: Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam được điều hành bởi công ty trung tâm tín dụng tư nhân
Ví dụ để hiểu nợ xấu là gì: Bạn vay ngân hàng 100 triệu đồng trả trong 24 tháng. Lịch sử tín dụng của bạn sẽ được lưu trên hệ thống CIC. Trong quá trình vay, bạn chậm thanh toán (cả gốc và lãi) 30 ngày trở lên thì bị xếp vào nhóm nợ xấu. Lần sau đi vay, nhân viên ngân hàng/ công ty tài chính sẽ tra cứu CIC, phát hiện thấy nợ xấu nên không duyệt hồ sơ.
>> Xem thêm: Vay vốn doanh nghiệp
Thời gian lưu trữ dữ liệu trong hệ thống CIC:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng: nếu được thanh toán đủ sẽ không bị lưu lại trên hệ thống
- Các khoản nợ quá hạn trên 10 triệu đồng: lưu lại trên hệ thống từ 1 đến 5 năm
>> Xem thêm: Cầm sổ đỏ
Các nhóm nợ xấu ngân hàng quy định
Khi đã hiểu như thế nào là nợ xấu, bạn cần biết thêm các nhóm nợ xấu mà ngân hàng quy định. Ngân hàng phân loại nợ xấu thành 5 nhóm:
Nợ nhóm 1: Đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ thanh toán đúng hạn
- Các khoản nợ chậm trả từ 1 đến 10 ngày (trường hợp này người đi vay phải chịu lãi phạt quá hạn 150%)
- Khách hàng thuộc nhóm 1 không bị xếp vào nợ xấu nên vẫn được chấp thuận thuận vay vốn cho lần sau nếu thỏa điều kiện vay vốn.
Nợ nhóm 2: Cần lưu ý
- Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 10 đến dưới 30 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu
- Khách hàng rơi vào nhóm này không bị xếp vào nợ xấu nhưng bị phía ngân hàng hoặc công ty tài chính lưu tâm. Khi vay vốn lần sau sẽ bị thẩm định khắt khe hơn
>> Xem thêm: Cho vay đáo hạn
Nợ xấu nhóm 3: Dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu những vẫn quá hạn thanh toán dưới 30 ngày
- Các khoản nợ được miễn trả hoặc giảm lãi suất do khách không đủ khả năng chi trả theo hợp đồng
- Bị xếp vào nợ xấu, sẽ không được duyệt vay vốn cho lần sau.
Nợ xấu nhóm 4: Khoản nợ nghi ngờ mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu những vẫn quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Bị xếp vào nợ xấu, không được chấp thuận vay vốn lần sau.
Nợ xấu nhóm 5: Khoản nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn 180 ngày trở lên
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu những vẫn chậm trả 90 ngày trở lên
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai những vẫn quá hạn thanh toán
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên
- Bị xếp vào nợ xấu, không được duyệt vay vốn lần sau.
>> Xem thêm: Cho vay nóng
Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND
- Cách 1: Liên hệ nhân viên ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để yêu cầu vay vốn, cung cấp họ tên và số cmnd. Một lát sau họ báo bị nợ xấu và từ chối cho vay thì bạn tự hiểu rồi nhé.
- Cách 2: Mang CMND ra trụ sở CIC nhờ nhân viên kiểm tra giúp
- Trụ sở chính: Số 10 Đường Quang Trung, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Cách 3: Tự kiểm tra nợ xấu online trên website hoặc ứng dụng điện thoại
Nguyên nhân bị nợ xấu
Có nhiều lý do trong hoạt động tín dụng dẫn tới phát sinh nợ xấu, cả cố tình hay vô ý. Có những khách hàng không hiểu tại sao bản thân bị vướng phải. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Đóng tiền trễ hạn khi mua hàng trả góp
- Khách hàng vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng mà thanh toán khoản nợ không đúng hạn
- Quên hoặc cố tình thanh toán chậm các khoản phí phạt, làm cho khoản phí này trở thành khoản nợ quá hạn.
- Sử dụng thẻ tín dụng quá tầm kiểm soát dẫn đến mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn
- Khi vay thấu chi tài khoản, khách hàng chi vượt mức nhưng lại không thanh toán được khi đến hạn
- Đứng tên giúp người khác vay vốn, mua hàng trả góp nhưng người đó lại không thanh toán đúng hạn.
>> Xem thêm: Cầm xe ô tô
Ảnh hưởng của nợ xấu
- Cho dù hiện tại bạn có thu nhập ổn định nhưng đi vay vẫn rất khó hoặc không được chấp thuận nếu rơi vào nhóm nợ xấu 3, 4, 5.
- Phải chịu thêm mức lãi suất phạt 150% lãi ban đầu theo quy định (nhóm nợ 1)
- Không được cấp hạn mức chi tiêu qua thẻ tín dụng để tiêu dùng
- Khả năng bị mất tài sản thế chấp nếu bạn không đủ khả năng chi trả
- Ảnh hưởng đến người thân chung sổ hộ khẩu cũng không đi vay được
- Bị kiện ra tòa
- Bị tổ chức tín dụng đòi nợ, làm phiền. Bạn biết rồi đấy, tổ chức tín dụng ngày nay có đội ngũ chửi thuê rất mạnh. Họ gọi cả người thân làm phiên, khiến cuộc sống bạn bị xáo trộn.
Kinh nghiệm để tránh bị nợ xấu
- Có ý thức thanh toán nợ đúng hạn, tránh tư tưởng đóng trễ ít ngày cũng không sao. Tuy nhiên, trễ 1 ngày thì khoản nợ bị liệt vào diện quá hạn rồi.
- Ngày thanh toán là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng nhận được tiền, không phải là ngày đi đóng tiền. Không nên đóng sát ngày vì đôi khi đóng tiền ngày cuối tuần ngân hàng, tổ chức không nhận được tiền, dẫn đến quá hạn nợ.
- Nếu lu bu nhiều việc hay quên thì sử dụng các kênh thanh toán khoản vay tự động như viettel pay, momo.
- Trường hợp đi công tác nên đưa mã số hồ sơ nhờ người khác thanh toán hộ
- Tự đánh giá khả năng tài chính của bản thân ở mức độ nào, có khả năng thanh toán không trước khi quyết định đi vay nợ số tiền bao nhiêu.
- Sử dụng khoản vay vào mục đích hiệu quả để sinh lợi nhuận
- Sử dụng thẻ tín dụng trả sau cần chú ý không vượt quá khả năng thanh toán và phải trả hết nợ hàng tháng
- Không cho người khác mượn giấy tờ tùy thân. Trước khi đứng tên hộ người khác vay, phải xem tình hình tài chính của họ có tốt không rồi mới quyết định.
- Nếu chỉ gặp khó khăn tạm thời thì nên cân nhắc sử dụng dịch vụ đáo hạn ngân hàng để gia hạn thời gian trả nợ
- Trường hợp xấu bị mất khả năng thanh toán thì liên hệ phía ngân hàng để tìm ra phương án trả nợ tốt nhất.
>> Xem thêm: Cầm xe mô tô
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến nợ xấu
Khi bị nợ xấu có xóa được không?
Thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật hàng tháng trên hệ thống. Cách duy nhất để xóa nợ xấu trên hệ thống là nhanh chóng trả đủ nợ còn thiếu cho ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sau khi thanh toán đủ, khoản nợ xấu của khách hàng trên hệ thống sẽ được xóa hết trong thời gian sau:
- Nợ nhóm 2: thời gian xóa 12 tháng
- Nợ nhóm 3, 4, 5: Thời gian xóa 5 năm
Bị nợ xấu có vay tín chấp hay mua hàng trả góp được không?
Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn
- Nếu thuộc nhóm 1: Họ thẩm định mức thu nhập thấy bạn có khả năng thanh toán thì phê duyệt cho vay.
- Nếu thuộc nhóm 2: ngân hàng thẩm định khắt khe hơn như: chứng minh thu nhập hiện tại vẫn tốt và lý do phát sinh nợ xấu là khách quan, vay thế chấp thì phải có tài sản giá trị để đảm bảo cho khoản vay.
- Nếu thuộc nhóm 3, 4, 5: khách hàng xác định hồ sơ bị loại ngay từ vòng gửi xe.
Đối với các đơn vị cho vay tư nhân
- Rất nhiều địa điểm cho vay tư nhân, trong đó có bên mình khi cho vay không quan tâm nợ xấu trong quá khứ. Chỉ cần thẩm định hiện tại xem tình hình tài chính của bạn tốt, đủ khả năng trả góp thì sẽ duyệt vay.
Người thân trong gia đình bị nợ xấu có vay được không?
- Khi bạn đi vay vốn thì phải mang các giấy tờ chứng minh nhân thân theo. Ngân hàng kiểm tra thấy người thân bạn bị nợ xấu từ nhóm 2 trở đi thì khả năng bị tạch hồ sơ rất cao.
Bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?
- Không. Bạn chỉ mở thẻ tín dụng sau khi khoản nợ xấu được xóa trên trên hệ thống
Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?
- Đối với nợ thuộc nhóm 1, 2 được xem xét duyệt vay nếu bạn chứng minh được thu nhập có khả năng thanh toán. Tất nhiên phải có tài sản thế chấp nữa nhé.
Nợ xấu có bị kiện ra tòa không?
- Ngân hàng/ tổ chức tín dụng có quyền khởi kiện bạn ra tòa để yêu cầu giải quyết. Nếu tòa tuyên án buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bạn không thực hiện thì chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê tài sản đã thế chấp (đối với khoản vay thế chấp).
Nợ xấu có bị đi tù không?
- Một cá nhân bị đi tù khi vi phạm bộ luật hình sự, thẩm phán tuyên án. Bị nợ xấu không bị khởi tố hình sự nên không bị đi tù.
Kết luận
- Nợ xấu ngân hàng là gì chắc bạn đã hiểu rồi phải không. Nhìn chung khách hàng bị liệt vào nhóm nợ xấu, khi gặp khó khăn tài chính sẽ rất khó đi vay tiền ở các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Do đó chúng ta khi đi vay tiền nên tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, thanh toán đúng hạn. Trường hợp ngoài ý muốn chúng ta mất khả năng thanh toán thì hãy liên hệ phía chủ nợ để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho đôi bên.
- Nếu hiện tại, tình hình tài chính của bạn tốt nhưng bị vướng nợ xấu không đi vay ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được thì hãy cân nhắc lựa chọn vay tư nhân tại Chuyennghiep.vn. Bên mình cho vay tiền góp không quan tâm nợ xấu, không thế chấp, thủ tục nhanh gọn, có tiền nhanh trong ngày.
- Chỉ cần thẩm định thu nhập của bạn tốt, chỗ ở đàng hoàng, thiện chí vay vốn vào mục đích tốt thì chắc chắn được duyệt vay. Nếu có nhu cầu, bạn hãy liên hệ số Hotline: 0704 92 92 91 để gặp nhân viên tư vấn để được hỗ trợ !