Dịch vụ Đăng Ký Mã Số Thuế Cho Văn Phòng Đại Diện Tại TP.HCM
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được thành lập với chức năng nắm bắt, tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại,… mặc dù không có chức năng kinh doanh, song văn phòng đại diện vẫn phải thực hiện các thủ tục đăng ký mã số thuế theo quy định.
- Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc dịch vụ đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện. cùng chuyennghiep.vn bắt đầu nào !
Khái niệm văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của một chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân hoặc chủ thể khác) được mở tại một địa bàn mà chủ thể đó không có trụ sở.
- Như vậy, trong hoạt động dân sự, pháp luật chỉ cho phép pháp nhân được mở văn phòng đại diện và văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyển của pháp nhân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại thì đối tượng được mở văn phòng đại diện không chỉ là pháp nhân mà có cả cá nhân hoạt động thương mại. Luật Thương mại quy định thương nhận được đặt văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại không chỉ bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp mà còn có thể là cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên, có đăng kí hoạt động thương mại. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để xúc tiến thương mại. Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Trong thực tế, văn phòng đại diện thương mại thường được mở ở các nơi thương nhân chưa trực tiếp thực hiện các giao dịch thương mại để tiếp cận, tìm hiểu thị trường khi chưa có điều kiện trực tiếp thực hiện các giao dịch thương mại và tìm kiếm các khả năng khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Về nguyên tắc, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nói chung không được phép tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận mà chỉ có chức năng xúc tiến, tìm kiếm, thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế mà mình đại diện. Hoạt động của văn phòng đại diện về bản chất là đại diện cho tổ chức kinh tế và trên cơ sở ủy quyền của tổ chức đó. Đặc điểm này giúp phân biệt văn phòng đại diện và chỉ nhánh của pháp nhân. Chỉ nhánh của pháp nhân được phép tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với hoạt động của pháp nhân và trên cơ sở giấy phép hoạt động của chỉ nhánh.
- Ngoài ra, thuật ngữ văn phòng đại diện còn được dùng để chỉ đơn vị phụ thuộc của các tổ chức phi lợi nhuận như văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế hay tổ chức ngoại giao đặt tại nơi mà các tổ chức đó không có trụ sở chính. Các văn phòng đại diện này hoạt động với tư cách đại diện và nhân danh cho các tổ chức kể trên.
Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Doanh Nghiệp, Gia Đình, Cá Nhân Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Khái niệm mã số thuế
- Mã số thuế là một dãy ký tự bao gồm số, chữ cái và các ký tự khác do cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định về quản lý thuế.
- Theo quy định hiện nay, mã số thuế bao gồm 13 chữ số, trong đó:
- 2 chữ số đầu tiên thể hiện số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định trong danh mục mã phân Khoảng tỉnh hoặc số phân không Khoảng tỉnh cấp mã số thuế.
- 7 chữ số tiếp theo là dãy số theo cấu trúc bất kỳ trong khoảng 0000001 đến 9999999 tại thời điểm cấp cho người nộp thuế.
- Số thứ 10 là số kiểm tra.
- 3 chữ số cuối cùng là đánh lần lượt từ 001 đến 999 theo thứ tự đăng ký tại thời điểm đăng ký. 3 chữ số cuối thể hiện thông tin đơn vị trực thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện của người nộp thuế và đơn vị chính.
- Mã số chỉ được cấp lần và mỗi người nộp thuế có một mã số duy nhất, không đổi cho đến khi chết đối với cá nhân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hay doanh nghiệp, tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc Quyết định thành lập.
- Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại mã số thuế nhưng người ta thường dựa trên đối tượng nộp thuế để phân loại mã số thuế. Theo đó, mã số thuế bao gồm các loại:
Mã số thuế của doanh nghiệp
- Mã số thuế doanh nghiệp hay còn gọi là mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan quản lý cấp cho doanh nghiệp, công ty khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm mã số thuế của công ty, doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh, mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Mã số thuế của cá nhân
- Mã số thuế cá nhân là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế là cá nhân khi họ có những khoản thu nhập phải chịu thuế với nhà nước.
- Các khoản thu nhập phải chịu thuế có thể được phát sinh từ tiền công, tiền lương, chuyển nhượng bất động sản, được tặng cho bất động sản, trúng thưởng, trúng xổ số,…
Mã số thuế của người phụ thuộc
- Mã số thuế của người phụ thuộc là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho các cá nhân mà cá nhân nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, có cùng huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân, bao gồm: con (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng), cha mẹ (cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng,…), vợ hoặc chồng, ông bà, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cô, dì, chú, bác ruột,…
Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Trọn Gói Tại TP.HCM
Thủ tục đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở chính
Thành phần hồ sơ đăng ký thuế bao gồm
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
- Bản sao Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp là bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện có mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp là mã số thuế 13 số ở trạng thái T (đối với trường hợp 1) và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện được cấp trước ngày 01/11/2015 (đối với trường hợp 2).
- Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ (nếu có).
- Hướng dẫn kê khai hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số thuế
- Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai 02/ĐK-TCT theo quy định tại Thông tư số 95/2016/TT-BTC, trừ chỉ tiêu 4 (để trống, không kê khai) và kê khai chỉ tiêu 5a, 5b, 5c như sau:
- Chỉ tiêu 5a “Số giấy phép”: kê khai mã số thuế 13 số (đối với trường hợp 1) và mã số đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận, mã số này không phải là mã số thuế (đối với trường hợp 2);
- Chỉ tiêu 5b “ngày cấp”: kê khai ngày cấp lần đầu trên Giấy chứng nhận (đối với trường hợp 1) và ngày cấp này phải trước ngày 01/11/2015 (đối với trường hợp 2).
- Chỉ tiêu 5c “cơ quan cấp”: kê khai tên cơ quan đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận.
Xem thêm: Dịch vụ Kế Toán (Báo Cáo Thuế) Trọn Gói Chuyên Nghiệp tại TP.HCM
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Cơ quan Thuế sử dụng chức năng 2.1.11 “Nhập TK 02/ĐK-TCT hỗ trợ xử lý dữ liệu lịch sử” để cập nhật thông tin đăng ký thuế và cấp mã số thuế 13 đang ở trạng thái T cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp (đối với trường hợp 1) hoặc cấp mã số thuế 13 cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo quy tắc max+1 (đối với trường hợp 2).
- Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế có thẩm quyền cấp mã số thuế (13 số) cho văn phòng đại diện trực thuộc của doanh nghiệp có yêu cầu.
- Sau khi được cấp mã số thuế, văn phòng đại diện thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.
- Lưu ý: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp là đơn vị chủ quản của văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở. Nếu quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính về việc chậm đăng ký thuế theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Offshore Uy Tín Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
- Giá trọn gói và không phát sinh.
- Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
- Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ
Xem thêm: Dịch vụ Cung Cấp Hóa Đơn Điện Tử Và Các Quy Định Doanh Nghiệp Tại TP.HCM
Như vậy, thủ tục, quy trình và dịch vụ đăng ký mã số thuế văn phòng đại diện đã được chúng tôi cung cấp trình bày bài viết phía trên, bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý bạn đọc một số hiểu biết liên quan tới đăng ký mã số thuế văn phòng đại diện.