Dịch Vụ Thủ Tục Hồ Sơ Sáp Nhập Doanh Nghiệp Tại TP.HCM
- Hiện nay, có một số hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020. Và sáp nhập là một trong các hình thức này. Vậy sáp nhập doanh nghiệp là gì? Cách thức tiến hành sáp nhập như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về sáp nhập Doanh Nghiệp và dịch vụ thủ tục hồ sơ sáp nhập Doanh Nghiệp. cùng chuyennghiep.vn bắt đầu nào !
Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Doanh Nghiệp, Gia Đình, Cá Nhân Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Sáp nhập doanh nghiệp có đặc điểm gì?
- Sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động tập trung kinh tế, có một hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác và doanh nghiệp nhận sáp nhập này tiếp tục tồn tại với quy mô lớn hơn. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp.
- Sáp nhập doanh nghiệp là quan hệ đầu tư có tính chất “thôn tính”, do các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại và chuyển giao toàn bộ giá trị sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Sáp nhập doanh nghiệp do chủ sở hữu các doanh nghiệp liên quan quyết định.
- Cách thức tiến hành: Ký kết hợp đồng sáp nhập.
- Về trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, về hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập, kể từ thời điểm doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là lúc doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
- Về phạm vi: Các doanh nghiệp tham gia sáp nhập có thể là những doanh nghiệp cùng hoặc khác loại hình doanh nghiệp. Tùy thuộc vào pháp luật hiện hành, loại hình doanh nghiệp tham gia sáp nhập có thể bị hạn chế. Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy định về sáp nhập công ty. Như vậy, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh có thể tham gia sáp nhập, tùy thuộc vào quyết định lựa chọn của chủ sở hữu các doanh nghiệp liên quan.
Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Trọn Gói Tại TP.HCM
Lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp
Vậy tại sao phải sáp nhập doanh nghiệp? Chúng ta có thể thấy ý nghĩa của sáp nhập doanh nghiệp cũng như lợi ích của nó như sau:
- Khi sáp nhập, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn, lao động, dây chuyền sản xuất, mạng lưới có sẵn từ doanh nghiệp bị sáp nhập. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng quy mô, giảm thiểu chi phí, mở rộng mạng lưới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và có những cơ hội kinh doanh mới.
Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp, điều kiện sáp nhập công ty
Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 thì sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế, tức là cách thức tập trung quy mô và thị phần vào một công ty. Việc sáp nhập chỉ có thể được tiến hành khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp sau khi sáp nhập thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 6 – Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Thị phần của doanh nghiệp sau khi sáp nhập chiếm không quá 50% thị phần trên thị trường liên quan
- Thị phần của doanh nghiệp sau sáp nhập chiến trên 50% nhưng thuộc trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế được miễn trừ.
Xem thêm: Dịch vụ Kế Toán (Báo Cáo Thuế) Trọn Gói Chuyên Nghiệp tại TP.HCM
Các trường hợp hạn chế sáp nhập
Hiện nay, các trường hợp hạn chế sáp nhập được quy định bao gồm:
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
- Một số trường hợp hạn chế sáp nhập khác được quy định tại Điều 30, 31 Luật Cạnh tranh, theo đó doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Cụ thể, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
- Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
- Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
- Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
- Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
- Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
- Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
- Tuy nhiên, dù không thuộc các trường hợp hạn chế trên, nhưng đối với câu hỏi: “Doanh nghiệp tư nhân có được sáp nhập không?” thì câu trả lời là Không. Bởi lẽ, theo định nghĩa sáp nhập bên trên, hình thức tập trung kinh tế này chỉ áp dụng đối với các công ty. Hay nói cách khác, khi sáp nhập doanh nghiệp cần chú ý:
- Các chủ thể tham gia sáp nhập doanh nghiệp là pháp nhân (trong đó, chủ yếu là sáp nhập công ty TNHH và công ty cổ phần)
Xem thêm: Dịch Vụ Thủ Tục Hồ Sơ Mua Bán Doanh Nghiệp Tại TP.HCM
Lưu ý khi sáp nhập doanh nghiệp
Chia tách, sáp nhập doanh nghiệp là những thủ tục không hề đơn giản, cần chú ý nhiều vấn đề như: chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp; phương án sáp nhập doanh nghiệp; thủ tục hải quan khi sáp nhập doanh nghiệp; kế toán khi sáp nhập doanh nghiệp….
Cụ thể, khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
- Khi tiến hành mua bán sáp nhập doanh nghiệp cần thực hiện hoàn tất các nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, các nghĩa vụ về thuế mà doanh nghiệp sáp nhập nợ thuế tại cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp;
- Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế nên việc sáp nhập doanh nhập cần tránh các trường hợp cấm và hạn chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp sáp nhập là hình thức tập trung kinh tế nên việc sáp nhập phải tuân thủ pháp luật cạnh tranh nhằm tránh trường hợp các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh đối với các công ty khác. Việc sáp nhập hai hay nhiều công ty tránh công ty sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất/sáp nhập phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất/nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
- Khi soạn thảo hợp đồng sáp nhập các doanh nghiệp cần lưu ý về thông tin và nội dung như sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập, thủ tục và điều kiện sáp nhập, phương án sử dụng lao động, cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập. Trong trường hợp soạn thảo hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và người lao động biết;
- Khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhận sáp nhập phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch Vụ Thủ Tục Hồ sơ Tạm Ngừng Kinh Doanh Công Ty Tại TP.HCM
Lý do chọn chúng tôi là đơn vị tư vấn và thực hiện thủ tục sáp nhập công ty
- Là tổ chức tư vấn lớn về pháp luật và dịch vụ kế toán, có hàng nghìn khách hàng mỗi năm tại Việt Nam.
- Là tổ chức có đội ngũ luật sư cùng với kế toán chuyên nghiệp. Nên chúng tôi tư vấn trọn gói cả về tài chính, kế toán thuế cho Doanh nghiệp.
- Mức giá mà chúng tôi đưa ra luôn hợp lý nhất, nhưng dịch vụ của chúng tôi luôn tận tình tử tế cho khách hàng.
- Dịch vụ hậu mãi, ưu đãi giảm giá luôn được áp dụng cho các dịch vụ lần thứ 2 trở đi.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về sáp nhập Doanh Nghiệp và dịch vụ thủ tục hồ sơ sáp nhập Doanh Nghiệp. Hy vọng quý bạn đọc sẽ có những trải nghiệm thú vị.