Dịch vụ Tổ Chức Sự Kiện Các Lễ Hội Trong Năm
- Chuyennghiep.vn là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng như tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình có kỹ năng và thiết bị hiện đại. Cùng với quy trình tổ chức hợp lý, sáng tạo sẽ giúp cho buổi lễ hội thêm phần hấp dẫn và thu hút.
Tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng là gì?
- Sự kiện cộng đồng là những chương trình được lên kế hoạch, với nhiều người tham gia (thông thường từ 50 người trở lên). Chương trình được tổ chức tại các địa điểm công cộng hoặc địa điểm được nhiều người biết đến.
- Sự kiện cộng đồng bao gồm: lễ ra quân, lễ phát động, diễu hành, hòa nhạc. Hướng tới những mục đích xã hội vì cộng đồng như: gây quỹ từ thiện, hiến máu nhân đạo… tiếp sức mùa thi, cải thiện điều kiện sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai…
- Bên cạnh đó, tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng là sự kiện văn hóa mang tính chất cộng đồng. Ngoài ra, đây cũng là lễ hội sinh hoạt văn hóa, tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ xa xưa cũng như nhu cầu cuộc sống.
- Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống. Tổ chức một lễ hội lại không hề dễ dàng, với nhiều nguyên tắc, luật lệ bắt buộc trong từng lễ hội. Lễ hội tổ chức ra không chỉ đậm nét văn hóa dân tộc, độc đáo mà còn an toàn, sáng tạo, mới lạ …
>> Xem thêm: Dịch vụ livestream
Ý nghĩa tổ chức sự kiện lễ hội
- Sự kiện lễ hội cộng đồng là hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến công chúng.
- Đây là những sự kiện thu hút chú ý của giới báo chí, truyền thông đại chúng. Với ý nghĩa và nhân văn cao cả, sự kiện quảng bá hình đẹp của doanh nghiệp đến với khách hàng. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong kinh doanh. Tổ chức sự kiện cộng đồng sẽ giúp bạn dễ dàng đến gần với khách hàng. Từ đó, tạo dựng lòng tin và yêu mến với thương hiệu của bạn.
- Ngày nay, càng nhiều đơn vị chú trọng đến các sự kiện cộng đồng. Tìm kiếm và lựa chọn một đơn vj tổ chức sự kiện mang tính chất cộng đồng, một cách chuyên nghiệp không phải là điều dễ dàng.
- Chuyennghiep.vn – Tự tin khẳng định vị thế và phong cách làm việc chuyên nghiệp trong khâu tổ chức.
Dịch vụ tổ chức sự kiện lễ hội đơn lẻ
- Lên kịch bản chặt chẽ, sáng tạo và gây cuốn hút
- Thực hiện giấy phép đầy đủ
- Đa dạng hóa về nội dung mà không mất đi bản sắc của lễ hội
- Cho thuê thiết bị tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng. Cho thuê nhà bạt, sân khấu, bàn ghế, thảm trải, cổng hơi, âm thanh ánh sáng, tivi màn hình led. Thiết kế băng rôn, standee, treo banner, cờ phướn…
- Cho thuê nhân sự tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng. Cung cấp PG chuyên nghiệp, cung cấp MC dẫn chương trình, người mẫu, ca sĩ.. Nhóm nhạc, ban nhạc, nhóm nhảy, nhóm múa, lân sư rồng, quay phim chụp ảnh…
>> Xem thêm: Dịch vụ quay phim
Lý do lựa chọn sư kiện chuyennghiep.vn để tổ chức lễ hội
- Để tổ chức một lễ hội độc đáo thì đơn vị tổ chức phải am hiểu từng lễ hội. Bên cạnh đó, hiểu rõ về nét văn hóa từng khu vực. Và phải sáng tạo và nhiệt huyết trong công việc .
- Đến với chuyennghiep.vn để được tư vấn tận tình và thực hiện chương trình hoàn hảo nhất với chi phí hợp lý.
- chuyennghiep.vn luôn có niềm tin về đội ngũ của chính mình. Suốt nhiều năm qua đã thực hiện rất nhiều những chương trình thành công trong lĩnh vực tổ chức sự kiện:
- Phục vụ bởi một đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
- Đội ngũ tư vấn có tâm có tầm, thân thiện. Chúng tôi sẽ giúp các bạn xây dựng nội dung của buổi sự kiện. Mang đến cho bạn một buổi lễ hấp dẫn, mới mẻ mà không mất đi bản sắc.
- Với kinh nghiệm lâu năm chúng tôi có thể nắm bắt rõ tâm lý khách hàng. Luôn cập nhật những xu thế mới trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
- Phòng trừ trong mọi trường hợp. Chúng tôi luôn có những phương án dự phòng để ứng biến với mọi vấn đề phát sinh.
>> Xem thêm: Dịch vụ chụp hình
Báo giá dịch vụ tổ chức lễ hội tại chuyennghiep.vn
TỔ CHỨC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NHƯ LÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Hơn chục năm qua, tôi có may mắn là được VICAS giao cho tổ chức - phục dựng nhiều lễ hội truyền thống, ví dụ:
- - Lễ hội của 5 làng ở Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc - 1999 (lễ hội làng, đã thất truyền trên 50 năm).
- - Lễ hội Xuân Phả, Thọ Xuân, Thanh Hóa - 2002 (Lễ hội làng, thất truyền gần 50 năm).
- - Lễ hội Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa (2005).
- - Lễ hội Kiếp Bạc, Hải Dương (2006).
- - Lễ hội tịch điền Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam (2009, 2010).
- - Lễ hội Lảnh Giang, Duy Tiên, Hà Nam (2009).
Sự thực hành tổ chức - phục dựng những lễ hội trên của VICAS nhằm vào mục đích chính là: Góp phần giải quyết những vấn đề lý luận về mô hình bảo tồn lễ hội, về chính sách phát triển văn hóa. Đây cũng là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà quản lý văn hóa cũng như dư luận xã hội quan tâm:
- - Mô hình bảo tồn lễ hội nguyên bản? (lễ hội 5 làng Tích Sơn, lễ hội Xuân Phả).
- - Vấn đề chống sân khấu hóa lễ hội và chủ thể của lễ hội? (lễ hội Lam Kinh, lễ hội Kiếp Bạc).
- - Mô hình bảo tồn - phát triển lễ hội trong đời sống đương đại? (lễ hội Tịch điền và lễ hội Lảnh Giang).
- Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên, tôi sẽ cố gắng trình bày ở tham luận này quan điểm của mình: Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện - một mô hình tích cực để di sản sống được trong lòng xã hội đương đại.
>> Xem thêm: Dịch vụ tổ chức sự kiện khai trương
Cần nhận diện chính xác vốn lễ hội truyền thống ở Việt Nam
- Gần đây có nhiều ý kiến (kể cả báo giới lẫn các nhà nghiên cứu) cho rằng lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại đang vận hành một cách hỗn loạn theo chiều hướng tiêu cực: bị biến dạng, mất đi bản sắc và vì thế kém hấp dẫn. Tôi cho rằng, ý kiến kiểu này là không xác đáng, bởi sự nhầm lẫn căn bản: Họ luôn chỉ căn cứ vào những lễ hội truyền thống tiêu biểu, có bản sắc nhất trong kho tàng lễ hội Việt Nam để làm căn cứ nhận định, trong khi đại đa số các lễ hội truyền thống của ta ở các làng quê hầu như đang được bảo lưu một cách nghèo nàn, ná ná nhau như chính nó vốn có.
- Vì vậy, cần phải nhận diện kho tàng lễ hội truyền thống của ta chính xác hơn thì mới biết sự phát triển hay biến dạng của lễ hội ngày nay như thế nào.
- Tôi đã thực hiện một số dự án tổng điều tra văn hóa phi vật thể ở một số địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hội An. Những số liệu mà chúng tôi thu thập được đã phản ánh khá chính xác về vốn lễ hội mà các địa phương đã và đang có, những số liệu này cũng phản ánh khá trung thực chất lượng của những lễ hội này.
Những số liệu thu thập được từ nghiên cứu điền dã đã được xử lý theo 4 mức độ biểu thị 4 loại chất lượng của lễ hội truyền thống như sau:
- - Lễ hội đặc sắc (loại *): Là lễ hội có tục hèm, hoặc có diễn xướng dân gian độc đáo, ngoài ra còn có: (1). Có đình (đền,…), (2). Còn sắc phong, (3). Có thần phả, (4). Có rước, (5). Có tế, (6). Có nhạc bát âm, (7). Có múa hoặc hát thờ, (8). Có trò chơi dân gian, (9). Có lễ vật đặc biệt, (10). Đọc sớ bằng chữ nho
- - Lễ hội loại khá (loại A): Có 6/10 thành tố trên
- - Lễ hội loại bình thường (loại B): Không có rước
- - Không có lễ hội ( loại C): Không có lễ hội, hoặc đã bị mất
Ví dụ ở Hà Nội (cũ):
+ Ở khu vực ngoại thành:
|
Loại * |
Loại A |
Loại B |
Loại C |
Từ Liêm |
0 (0.0 %) |
36 (85.71%) |
4 (9.5%) |
2 (4.75%) |
Đông Anh |
1 (0.9%) |
13 (11.71%) |
60 (54.05%) |
37 (33.33%) |
Gia Lâm |
1 (0.71%) |
49 (32.25%) |
72 (51.80%) |
17 (12.23%) |
Thanh Trì |
1 (1.4%) |
42 (61.76%) |
22 (32.35%) |
3 (4.2%) |
Sóc Sơn |
0 (0.0%) |
15 (9.03%) |
51 (30.72%) |
100 (60.24%) |
Tổng cộng |
3 (0.57%) |
155 (29.46%) |
209 (39.73%) |
159 (30.23%) |
- + Nội thành (các lễ hội ở phường)
|
Loại * |
Loại A |
Loại B |
Loại C |
Hoàn Kiếm |
0 (0%) |
3 (12.0%) |
7 (28.0%) |
15 (60.0%) |
Đống Đa |
0 (0%) |
6 (28.57%) |
5 (23.81%) |
10 47.62%) |
Ba Đình |
0 (0%) |
3 (25.0%) |
6 (50.0%) |
3 (25.0%) |
Hai Bà Trưng |
0 (0%) |
4 (16.67%) |
9 (37.50%) |
11 (45.83%) |
Tây Hồ |
0 (0%) |
4 (50.0%) |
4 (50.0%) |
0 (0.0%) |
Thanh Xuân |
0 (0%) |
3 (27.27%) |
2 (18.18%) |
6 (54.55%) |
Cầu Giấy |
0 (0%) |
2 (28.57%) |
4 (57.14%) |
1 (14.29%) |
Tổng cộng |
0 (0%) |
25 (23.15%) |
37 (35.19%) |
46 (42.59%) |
- Ví dụ ở Hà Nội cũng đã cho thấy: Sự thực, tỷ lệ những lễ hội có chất lượng cao/ có bản sắc chỉ chiếm số phần trăm rất nhỏ so với tổng số lễ hội của địa phương và số liệu này đã phản ánh tương đối đúng thực trạng chất lượng lễ hội làng của chúng ta từ xưa. Như vậy, bên cạnh những lễ hội đặc sắc (loại *) và phục hồi lại những yếu tố văn hóa độc đáo đã bị thất truyền ở một số lễ hội (loại A) (mà những lễ hội này có thể được bảo tồn theo mô hình nguyên gốc), thì đại đa số lễ hội truyền thống của ta chỉ ở tình trạng “nhàn nhạt”. Nói một cách khác, thực trạng lễ hội mà nhiều người cho là bị “xuống cấp” hiện nay không phải là một sự biến đổi tiêu cực mà là bức tranh lễ hội “nguyên bản” của cha ông ta để lại.
- Xưa, những lễ hội làng bình thường như vậy cũng là đủ để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng làng (thờ cúng các vị thần hay thành hoàng làng mình, qua đó cố kết cộng đồng), nay nhu cầu mở lễ hội của các cộng đồng không chỉ dừng lại ở đó mà họ luôn mong muốn làm thế nào đó để hấp dẫn du khách ở các nơi về dự, vừa để làm cho làng mình ngày càng trở nên danh giá hơn, mặt khác cũng tạo cơ hội để nguồn thu từ di sản ngày càng tăng hơn .
- Vấn đề được đặt ra rất rõ ràng là: Hoặc chúng ta bảo tồn lễ hội chỉ theo mô hình nguyên gốc - tức là chúng ta chấp nhận tình trạng “dậm chân tại chỗ" một cách nghèo nàn, đơn điệu của đại đa số lễ hội truyền thống ở Việt Nam; hoặc ngược lại, chúng ta phải tìm tòi, sáng tạo để canh tân, phát triển vốn lễ hội (là vốn văn hóa đầy tiềm năng) của mình.
- Tôi cho rằng, với sự phát triển kinh tế xã hội ngày nay, với nhu cầu văn hóa - du lịch ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân, bên cạnh việc bảo tồn nguyên gốc những lễ hội truyền thống kinh điển thì việc phát triển những lễ hội truyền thống có tiềm năng là một mô hình bảo tồn tích cực để mang lại lợi ích cho các cộng đồng.
Tổ chức lễ hội truyền thống như là sự kiện văn hóa có quy mô lớn, mang tính độc đáo là nhu cầu chính đáng của các tỉnh/ thành ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các tỉnh/ thành phố ở nước ta đã dần dần trở thành một đơn vị chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa - xã hội mang tính độc lập tương đối: Mỗi địa phương này được quyền chủ động trong việc hoạch định chính sách phát triển riêng phù hợp với những đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương mình (dĩ nhiên là phải trong khuôn khổ của những chính sách của Đảng và Nhà nước).
- Vì vậy công việc đầu tiên mà người ta cần làm là xây dựng biểu tượng cho tỉnh/thành phố của mình. Các nhà lãnh đạo của các địa phương đã nhận thấy ngay rằng, trong vấn đề này không có gì tốt hơn, ít tốn kém hơn là phát huy những biểu tượng văn hóa sẵn có (vốn di sản) trong địa phương mình. Có thể đưa ra một vài ví dụ: Quảng Ninh có Hạ Long, Quảng Bình có Phong Nha - Kẻ Bàng, Hà Tây (cũ) có chùa Hương, Hà Nội có Văn miếu, hồ Gươm, Hải Dương có Côn Sơn - Kiếp Bạc, Hưng Yên có Phố Hiến, Nam Định có đền Trần, Ninh Bình có Hoa Lư, Hải Phòng có Đồ Sơn…
- Những di sản được các địa phương lựa chọn làm biểu tượng của tỉnh/thành phố mình không chỉ phù hợp với ý chí của các nhà lãnh đạo mà còn rất phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của người dân. Ta thấy, hầu hết ở tất cả những địa danh được nêu trên đều là những nơi diễn ra những lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất của tỉnh, có khả năng thu hút khách du lịch từ các địa phương khác trong nước và khách quốc tế.
Những lễ hội truyền thống này nếu được tổ chức, được khuyếch trương, quảng bá một cách khoa học như là tổ chức một sự kiện thì nó không chỉ mang lại thương hiệu văn hóa cho địa phương mà chúng còn mang lại những lợi ích rất rõ ràng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh, ở tại các cộng đồng có diễn ra lễ hội:
- - Các cộng đồng sở tại có nguồn thu ổn định ở những dịp lễ hội, ít nhất họ cũng cân đối được khoản kinh phí mà họ phải chi cho tổ chức lễ hội (từ các nguồn: Thu phí xe máy, xe ô tô, cho thuê địa điểm dịch vụ ăn uống và giải trí và một số nguồn tài trợ khác). Nhân dân ở các cộng đồng này có công ăn việc làm (bán đồ lễ, nhà trọ, viết sớ, xe ôm, dịch vụ ăn uống). Có những nơi công việc này được duy trì quanh năm (như đền Kiếp Bạc, đền Lảnh Giang). Qua đó, ý thức bảo tồn di tích và tham gia lễ hội của các cộng đồng được nâng cao hơn.
- - Nhà nước cũng thu được một khoản tiền không nhỏ (từ tiền bán vé vào thăm di tích, tiền công đức, hoặc kinh phí được giao khoán cho những người quản lý di tích…).
- - Là cơ hội để các nhà hảo tâm đóng góp cho di tích và để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương sở tại
- - Dĩ nhiên, lợi ích lâu dài và quan trọng nhất là quảng bá hình ảnh địa phương. Lợi ích của việc quảng bá này không chỉ ở khía cạnh kinh tế (thu hút khách du lịch, thu hút các nguồn đầu tư) mà còn ở khía cạnh tinh thần: khơi dậy và kích thích lòng tự hào của nhân dân địa phương về di sản văn hóa của mình.
Vì vậy, nếu những lễ hội truyền thống này được đầu tư nâng cấp để trở thành một biểu tượng văn hóa thì nó sẽ đạt được nhiều mục đích:
- - Trở thành biểu tượng riêng của địa phương
- - Thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân địa phương
- - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Rõ ràng, việc lựa chọn một (hay vài) lễ hội truyền thống nào đó ở từng địa phương để biến nó thành một sự kiện nổi trội trong và ngoài tỉnh là một cách làm khôn ngoan và hợp lý của các nhà lãnh đạo các tỉnh/ thành phố ở Việt Nam hiện nay, bởi nó ít tốn kém nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao và tương đối toàn diện (đặc biệt là về mặt truyền thông). Cũng chính vì vậy chúng ta cũng có thể hiểu được tại sao ở một số tỉnh, do chưa có những lễ hội truyền thống có nhiều tiềm năng, nên họ buộc phải quảng bá hình ảnh của mình bằng những lễ hội đương đại, mặc dù cách làm này tốn kém hơn, và chưa thực sự bám rễ vào trong lòng người dân như những lễ hội truyền thống vốn đã tồn tại hàng trăm năm.
Thực tiễn những lễ hội mà chúng tôi tổ chức phục dựng theo cách thức tổ chức một sự kiện đã chứng minh những luận điểm trên, xin dẫn 2 trường hợp:
- Lễ hội Kiếp Bạc của tỉnh Hải Dương được tổ chức nâng cấp năm 2006 (với số vốn là 1.200.000.000đ). Bên cạnh việc phục dựng những nghi lễ cổ truyền mà người dân ở các cộng đồng sở tại đảm nhiệm (như tế lễ, rước sách, múa rồng, đánh trống…), nhiều hoạt động có tính đột phá trên phương diện truyền thông đã trở thành điểm nhấn của lễ hội như: Diễn xướng “Hội thủy quân” của hàng trăm thuyền đi biển do các cộng đồng ngư dân từ Cát Bà, Đồ Sơn và Hải Dương tự nguyện tham gia, “Liên hoan diễn xướng hầu thánh” (hầu đồng), hệ thống nghi lễ lần đầu tiên được tu chính một cách bài bản, lần đầu tiên phục dựng “lễ ban ấn của Hưng Đạo Đại Vương” và màn pháo bông làm hàng vạn người dân quanh vùng náo nức. Mặc dù không có truyền hình trực tiếp nhưng báo giới từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh đều đưa tin và bình luận về sự kiện này một cách khác thường. (Ví dụ tờ “Sài Gòn tiếp thị” đã giật tít “Cấp sổ đỏ cho Hầu Đồng” và tác giả bài báo - ảnh này đã bình luận rằng "nếu được phép chọn, tôi sẽ chọn lễ hội Kiếp Bạc 2006 là sự kiện văn hóa nổi trội trong năm”). Toàn bộ những đầu tư (vật chất và "công nghệ” tổ chức, vận hành lễ hội) vào lễ hội đã được ban quản lý di tích Kiếp Bạc tiếp nhận và những năm sau họ đều tự đứng ra tổ chức lễ hội với một mức kinh phí tối thiểu (300.000.000đ). Thậm chí, những năm sau, với sự đóng góp của những tín đồ đạo mẫu, họ đã tổ chức thêm được một hoạt động định kỳ lớn nữa là lễ cầu an. Thương hiệu mà lễ hội đã tạo được là:
- - Đây là nơi diễn ra liên hoan hầu đồng lớn nhất, có uy tín nhất ở Việt Nam. Những ai được tham gia liên hoan này được coi là “đồng to, bóng lịch sự”.
- - Nơi đây là nơi duy nhất có diễn xướng “hội thủy quân” của hàng trăm chiến thuyền
Về mặt kinh phí, ngoài việc xã có nguồn thu riêng từ hai ngôi đền Nam Tào, Bắc Đẩu, từ thu phí xe máy và ô tô, cho thuê dịch vụ, hàng năm Ban quản lý di tích thu được hàng chục tỷ từ tiền bán vé và công đức trong nội khu đền Kiếp Bạc để nộp cho ngân sách nhà nước (năm 2006: 9 tỷ, năm 2007: 11 tỷ).
- Lễ hội tịch điền Đọi Sơn 2010: kinh phí đầu tư 1.500.000.000đ.
Hà Nam là một tỉnh mới được tái lập lại (tách từ tỉnh Nam Hà) và vì thế trong nhận thức của người dân ở cả nước không phải ai cũng biết rõ về vị trí địa lý cũng như những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, du lịch… của tỉnh. Mong muốn xây dựng một biểu tượng văn hóa để quảng bá hình ảnh , tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh là một nhu cầu thiết thực không chỉ của lãnh đạo mà còn của nhân dân toàn tỉnh.
Nhận thấy khu di tích Đọi Sơn có nhiều tiềm năng văn hóa du lịch (sông Châu, núi Đọi, chùa Long Đọi Sơn, làng nghề làm trống Đọi Tam và đặc biệt là những huyền tích liên quan đến các vị vua như Lê Đại Hành và các vị vua nhà Lý), lãnh đạo tỉnh Hà Nam có ý tưởng phục dựng lễ hội tịch điền ở đây để:
- - Xây dựng một biểu tượng văn hóa độc đáo cho Hà Nam (bởi nơi đây có sự tích vua Lê Đại Hành làm lễ tịch điền - sự kiện được các sách sử ghi chép như là vị vua đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghi lễ này, các nơi khác cũng có nhưng không phải là đầu tiên).
- - Làm điểm nhấn để khu vực Đọi Sơn trở thành một cụm sản phẩm văn hóa du lịch trong "tour" du lịch chùa Hương (Hà Tây cũ) - Đọi Sơn (Hà Nam) - chợ Viềng (Nam Định) - Bái Đính (Ninh Bình)
Trên cơ sở lấy cộng đồng xã Đọi Sơn làm chủ thể của lễ hội (trong đó, nhân dân làng Đọi Tam là hạt nhân), các nghi lễ chính đã được diễn ra theo những khuôn mẫu của truyền thống (lễ cáo yết, rước nước, sái tịnh, mộc dục, tế, rước sách…) nhưng được nâng cấp với quy mô hoành tráng hơn (ví dụ tăng số lượng người tham gia rước thần, trang phục, nghi trượng, cờ quạt, lễ vật…). Trong 2 ngày 1 đêm, nhiều hoạt động hấp dẫn của lễ hội đã thu hút hàng vạn khách thập phương và nhân dân địa phương tham dự. Những hoạt động đã tạo nên thương hiệu của lễ hội này là:
- Hội thi vẽ/ trang trí trâu (ngày 6 tháng giêng): Đây là hoạt động độc đáo (chỉ ở lễ hội tịch điền mới có) và được tổ chức theo cách thức một Fringe festival về nghệ thuật (trong khuôn khổ của lễ hội tịch điền nói chung) với sự tham gia của nhiều họa sỹ đương đại từ các miền của đất nước và nước ngoài.
- - Màn đốt cây bông, pháo bông (tối mùng 6 tháng giêng): thu hút hàng vạn người dân
- - Lễ tịch điền (ngày 7 tháng giêng): Đây cũng là hoạt động độc đáo, chỉ có ở lễ hội tịch điền, Hà Nam
Trên thực tế, hai lễ hội trên đã tạo được thương hiệu văn hóa cho hai tỉnh Hải Dương và Hà Nam mặc dầu kinh phí đầu tư để phục dựng, nâng cấp cho những lễ hội này rất khiêm tốn.
>> Xem thêm: Dịch vụ tổ chức sự kiện
Một số vấn đề lý luận được đặt ra từ kinh nghiệm tổ chức - phục dựng - phát triển lễ hội thành những sự kiện (qua trường hợp lễ hội Lam Kinh, lễ hội Kiếp Bạc, Lễ hội Tịch điền và lễ hội Lảnh Giang)
Cơ sở lý thuyết
- Ở nước ta hiện nay, nhiều nhà quản lý và nhiều học giả có thẩm quyền trong lĩnh vực di sản ở nước ta vẫn đang bảo vệ và cổ súy cho những quan điểm bảo thủ đối với bảo tồn di sản và vì thế, những mô hình bảo tồn di sản khác với quan điểm trên thường chưa được họ chấp nhận như là một trong những mô hình bảo tồn di sản.
- Thực ra, những tri thức mới về các mô hình bảo tồn di sản đã được phổ biến trong giới nghiên cứu văn hoá ở Việt Nam: Đã có hẳn một luận án tiến sỹ trình bày về những vấn đề lý luận này[1].
- Ashworth[2] - một học giả có uy tín hiện nay - đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới thành 3 quan điểm và tương ứng với nó là 3 mô hình bảo tồn di sản:
Bảo tồn y nguyên
- Đây là quan điểm dựa trên quan điểm bảo tồn văn hoá vật thể của các nhà bảo tàng học. Quan điểm này cho rằng, các sản phẩm của quá khứ cần được bảo tồn nguyên dạng như nó vốn có. Quan điểm này phát triển từ năm 1850 và thịnh hành một thời gian dài. Các nhà bảo tàng học nước ta cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi quan điểm này.
- Đối với lễ hội truyền thống - một loại hình văn hoá phi vật thể - thì việc xác định đâu là các yếu tố nguyên gốc sẽ gặp phải những khó khăn. Một mặt, những thay đổi lịch sử tác động đến sự biến đổi về chức năng của các lễ hội dẫn đến biến đổi cấu trúc lễ hội, mặt khác, bất cứ một lễ hội nào cũng tự tích hợp những yếu tố văn hoá của thời đại hoặc ngoại lai (dù vô tình hay hữu ý) để thích nghi với từng thời đại.
- Điều quan trọng hơn là: bản chất của truyền thống nói chung và lễ hội nói riêng là sự lựa chọn và sáng tạo của từng cộng đồng. Các nhà bảo tồn hãy thử hình dung: Nhiều cộng đồng làng mà lễ hội của họ xưa kia không được đầy đủ lệ bộ, không có quy mô lớn... đã học hỏi những nghi thức, diễn xướng ở những lễ hội khác để làm cho lễ hội làng mình "hoành tráng" hơn, thu hút khách thập phương hơn? Chẳng lẽ điều đó là sai? Là không nguyên gốc và như thế là di sản như vậy không có giá trị ư?
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa
- Quan điểm này thừa nhận sự biến đổi của di sản, nhưng lại cực đoan: Quan điểm này cho rằng mỗi di sản văn hoá có nhiệm vụ lịch sử ở những không gian và thời gian cụ thể, những mặt tích cực của chúng phải được phát huy cho phù hợp với nhu cầu thời đại, ngược lại những mặt tiêu cực phải bị loại bỏ.
- Di sản, nhất là di sản văn hoá phi vật thể luôn là một thực thể hữu cơ không thể chia cắt thành những yếu tố tích cực/tiêu cực; tiến bộ/lạc hậu; tốt/xấu... Vì thế khi chúng bị chia cắt một cách siêu hình thì lập tức bị biến dạng và tiêu vong. Thực tiễn ở Việt Nam đã cho thấy, với quan điểm bảo tồn này nhiều lễ hội chỉ còn lại phần "hội", nhiều hình thái văn hoá gắn với tín ngưỡng cổ xưa, nhiều diễn xướng dân gian có giá trị bị coi là dị đoan và bị cấm thực hành. Rõ ràng bảo tồn di sản theo quan điểm này sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhiều hình thái văn hoá cổ truyền mà dưới con mắt của người đương thời là không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ và di sản sẽ không còn toàn vẹn nữa.
Bảo tồn - phát triển
- Đây là quan điểm hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hoá ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
- Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại.
- Hạt nhân của quan điểm lý thuyết này là khái niệm "tính xác thực" (hay “tính chân thực”) của di sản (Authenticity of Heritage ): Nếu như các quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của di sản thì ngày nay người ta lại đánh giá thấp vai trò của tính chân thực này: Chân thực hay không không phải là một giá trị khách quan mà nó được đo bằng trải nghiệm.
- Một trong những ví dụ tiêu biểu minh hoạ cho tính chân thực của di sản không quan trọng đối với việc quản lý, khai thác, và phát huy di sản là trường hợp bảo tàng dành cho thám tử Sherlock Holmes ở phố Baker, London và khu rừng ở Nottingham của Robin Hood.
- Hoặc tương tự như vậy ở Trung Quốc người ta xây dựng những "Vườn đào kết nghĩa" của 3 anh em Lưu - Quan - Trương trong truyện Tam quốc diễn nghĩa mà không phụ thuộc vào việc sự thực vườn đào ấy có thực hay không, ở đâu trong lịch sử v.v…
Với mô hình lý thuyết này, một lễ hội truyền thống có thể được tổ chức như cách người ta tổ chức một sự kiện, nghĩa là lễ hội ấy:
- - Đa mục đích, đa chức năng (không chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đồng làng, mà còn phục vụ du lịch, hoặc không chỉ là biểu tượng văn hóa của một cộng đồng làng mà còn có thể trở thành biểu tượng văn hóa của một cộng đồng lớn hơn như một tỉnh chẳng hạn….). các lễ hội mà VICAS phục dựng hay nâng cấp giúp các tỉnh (Kiếp Bạc, tịch điền, Lảnh Giang) đều hướng tới tính đa mục đích này
- - Tính chân thực của lễ hội truyền thống chỉ mang tính tương đối: Lễ hội tịch điền đã được phục dựng mà không nhất thiết phụ thuộc 100% vào những cứ cứ liệu trong sách sử (vốn chỉ có vài dòng), hoặc quá phụ thuộc vào việc mảnh ruộng Kim - Ngân thực sự ở vị trí nào ở Đọi Sơn, hoặc vào thời Tiền Lê triều phục như thế nào là đúng vv... Điều quan trọng là cộng đồng chấp nhận và tự hào về những gì đã được phục dựng như là một truyền thống của họ.
- - Có thể dựng thêm những trình diễn (theo phong cách dân gian hay hiện đại đều được) để tái dựng lại huyền tích của các vị thánh mà lễ hội truyền thống tôn vinh. Thông thường, ở lễ hội truyền thống các hèm hoặc các diễn xướng dân gian độc đáo luôn tạo nên thương hiệu của lễ hội ấy (ví dụ “bơi Đăm”, “rước Giá”, “Dã La”… ở Hà Nội, “linh tinh tình phộc” ở Tứ Xã, Phú Thọ, “leo cầu bóp vú”, “tứ dân”, “cướp phết” ở Vĩnh Phúc.vv..), tuy nhiên, số lượng các lễ hội có thương hiệu này quá ít ỏi, vì vậy, người đời nay phải sáng tạo thêm để mỗi lễ hội có những đặc trưng riêng của mình (đó là trường hợp diễn xướng “hội thủy quân trên sông Lục Đầu” của lễ hội Kiếp Bạc, là diễn xướng “bọc trứng và 3 ông rắn” ở đền Lảnh Giang, diễn xướng “vua đi cày” ở lễ hội tịch điền…)
- - Có thể sử dụng những yếu tố đương đại, thậm chí có thể đưa thêm vào cơ cấu chung của lễ hội những yếu tố văn hóa đương đại nhằm tăng tính hấp dẫn của lễ hội.
- - Cần sử dụng các tri thức và kỹ năng truyền thông để tiếp thị, quảng bá và khuyếch trương thương hiệu của di sản.
Một số vấn đề lý luận được rút ra từ những thử nghiệm mô hình bảo tồn - phát triển lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Các cộng đồng sở tại phải là chủ thể của lễ hội truyền thống
- Từ hàng chục năm nay, những khuôn mẫu lễ hội được tổ chức theo kiểu sân khấu hóa (như lễ hội đền Hùng) được thường xuyên truyền hình trực tiếp trên vô tuyến truyền hình đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy của các cán bộ quản lý văn hóa ở các tỉnh thành trong cả nước. Họ thường đưa các lực lượng văn công chuyên nghiệp xuống và trình diễn cho người dân xem. Hậu quả tiêu cực nhất mà cách làm lễ hội này mang lại là: Thứ nhất, biến người dân vốn là chủ thể của lễ hội thành những người khán giả đơn thuần; Thứ hai, khi lực lượng nòng cốt này rút đi thì toàn bộ những gì đã được đầu tư cũng “rút” theo. Điều này đi ngược lại với nguyên lý bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng.
- Để tránh xu hướng làm lễ hội theo cách sân khấu hóa như trên đồng thời để người dân các cộng đồng sở tại tham gia vào lễ hội như là chủ thể, trong các lễ hội như Lam Kinh (2005), Kiếp Bạc (2006) tịch điền (2009 và 2010), Lảnh Giang (2009), chúng tôi đã dạy lại cho người dân những kỹ năng để họ thực hành những lễ nghi truyền thống và tự trình diễn được những diễn xướng mang tính nghi lễ và tự tổ chức các trò chơi dân gian trong lễ hội, đồng thời trang bị cho họ những nghi trượng, nghi vật chủ chốt để họ có thể thực hành những nghi lễ và diễn xướng này. Quan trọng hơn, chúng tôi đã tính đến khả năng bảo lưu những gì mà người dân đã học được bằng cách truyền đạt lại quy trình và kỹ năng quản lý lễ hội cho cán bộ văn hóa địa phương thông qua chỉ dẫn trực tiếp tại hiện trường và hướng dẫn gián tiếp qua video về lễ hội. Lễ hội Kiếp Bạc có thể coi là một trường hợp điển hình của sự thành công này: Ngay năm sau (2007), không cần đến sự hỗ trợ nào của VICAS nữa, nhưng ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng với chính quyền và nhân dân sở tại đã tự tổ chức lễ hội Kiếp Bạc với đầy đủ lễ nghi và các diễn xướng độc đáo mà chúng tôi đã tạo dựng được ở lễ hội năm 2006.
- Toàn bộ những đầu tư về vật chất (nghi vật, nghi trượng, trang phục, cờ quạt, trang trí…) cho lễ hội đều được bảo lưu và được sử dụng ở những lễ hội của những năm tiếp theo. Vì vậy, nhà nước hầu như chỉ phải đầu tư lớn một lần cho lễ hội, những năm sau chỉ cần sử dụng một lượng kinh phí khiêm tốn là các cộng đồng có thể vận hành lễ hội trơn tru (ví dụ như các lễ hội cấp tỉnh như lễ hội Kiếp Bạc, tịch điền hiện nay chỉ cần chừng 300 đến 500 triệu)
- Trong quá trình tổ chức lễ hội, chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc: Không áp đặt ý chí chủ quan của mình vào cộng đồng. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xướng của lễ hội, từ phân công thực hiện đến luyện tập chúng tôi luôn thảo luận cùng với lãnh đạo địa phương và những người đại diện cho các cộng đồng. Điều đó đã tạo được lòng tự hào của người dân về lễ hội mà họ đã góp công góp sức xây dựng nên. Đó cũng chính là sức mạnh tinh thần để lễ hội sống trong lòng cộng đồng.
Vai trò của những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống
- Tạo nên tính hoành tráng
- Ngay cả khi chúng ta bảo tồn lễ hội theo mô hình bảo tồn nguyên gốc thì nhiều nghi thức, diễn xướng cổ truyền cũng được đương đại hóa, ít nhất ở số lượng người tham gia các nghi lễ hay diễn xướng đó.
- Đám rước chẳng hạn: Nếu xưa kia, một lễ hội làng thì số lượng người rước cờ trong đám rước chỉ vào khoảng 20 người, đi hàng một, ngày nay, một lễ hội làng bình thường cũng có ít nhất gấp đôi số lượng này và thường đi thành hai hàng, những lễ hội cấp tỉnh thì số lượng người rước cờ này lên tới hàng trăm người (như lễ hội tịch điền có 200 quân cờ theo đám rước, lễ hội Lam Kinh và Kiếp Bạc cũng vậy). Cùng với sự gia tăng số lượng của những bộ phận khác (đội rồng, kiệu Thánh, đồ lỗ bộ, các mâm lễ vật, trống chiêng, đại biểu các xã, các làng…) đoàn rước của các lễ hội truyền thống xét về mặt số lượng người tham gia đã hoành tráng hơn rất nhiều. (Đoàn rước của lễ hội Lam Kinh lên tới 600 người, ở lễ hội tịch điền là 500 người, ở Lảnh Giang có 400 người tham gia đám rước)
- Những đại diễn xướng mà số người tham gia lên tới hàng trăm người không chỉ làm cho lễ hội truyền thống có những điểm nhấn (có diễn xướng độc đáo) mà còn làm cho lễ hội truyền thống trở nên hoành tráng hơn. (Ví dụ mỗi diễn xướng “diễu quân” hay diễn xướng “kéo chữ Thái Bình” ở lễ hội Lam Kinh đều có tới 200 người tham gia, xưa ở các hội làng thì những diễn xướng kiểu này đông lắm cũng chỉ lên tới 50 người).
- Ngoài ra, những yếu tố đương đại cũng đã tham gia vào hầu hết nghi trình của lễ hội từ khâu trang trí, tạo không gian ngày đặc biệt cho lễ hội cho đến những kỹ thuật hiện đại về ánh sáng, âm thanh và văn hóa ẩm thực.
- Tạo nên tính độc đáo
- Như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu của bài viết: Số lượng lễ hội có tính độc đáo bởi những trò diễn độc đáo/hèm (như trò “linh tinh tình phôc” (Tứ Xã - Phú Thọ) hay “leo cầu bóp vú” (Vĩnh Phúc) hay như tục “tháo khoán” ở Dã La (Hà Tây cũ…) hay bởi những đại diễn xướng có một không hai như “đánh trận” của hội Phù Đổng, “cướp phết” ở Hiền Quan (Phú Thọ) hay Bàn Giản (Vĩnh Phúc), cướp cầu dưới bùn ở làng Vân (Bắc Ninh)… là rất ít ỏi. Những lễ hội có những trò này rất nổi tiếng và hấp dẫn du khách (người ta biết lễ hội này bởi chính sự nổi tiếng của các trò, diễn xướng độc đáo này). Dĩ nhiên, với những lễ hội như thế này, những trò diễn/diễn xướng cổ kia càng được bảo tồn nguyên gốc bao nhiêu càng có giá trị.
- Tuy nhiên, đối với những lễ hội khác, không có tính độc đáo, nhiều khi chúng có rất nhiều thuận lợi và thế mạnh, nhưng nếu không tạo được những trò diễn/ diễn xướng có tính độc đáo, có một không hai thì cũng sẽ bị hòa lẫn vào hàng ngàn lễ hội khác trên cả nước ta. Vì thế, khi tổ chức một lễ hội truyền thống nào đó chúng ta phải lưu ý đến khả năng có thể tái dựng hoặc sáng tạo thêm những trò diễn/ diễn xướng độc đáo để nó trở nên khác biệt với những lễ hội khác. Những sáng tạo này có thể theo thể thức và ngôn ngữ dân gian (tính tập thể, hành vi hướng thần, người dân tham gia trình diễn) nhưng cũng có thể là những sáng tạo dựa trên thể thức dân gian (hướng thần) nhưng ngôn ngữ lại là của nghệ thuật đương đại. Khi tổ chức các lễ hội khác nhau, chúng tôi đã sử dụng cả hai phương thức sáng tạo trên và chúng đều mang lại hiệu quả về tính độc đáo:
- Các diễn xướng như “hội thủy quân” của lễ hội Kiếp Bạc, hay “diễu quân”, “kéo chữ” ở lễ hội Lam Kinh, trình diễn trống của đội trống nữ làng Đọi Tam, hay diễn xướng “vua đi cày” ở lễ hội tịch điền được sáng tạo mới hoàn toàn nhưng lại tuân thủ những nguyên tắc của diễn xướng dân gian (hướng thần, tính tập thể, người dân tham gia diễn xướng) đã tạo nên tính độc đáo của những lễ hội này (chỉ đến lễ hội ấy mới được xem những diễn xướng này)
- Các diễn xướng như “Bọc trứng rắn và 3 ông rắn thiêng” ở lễ hội đền Lảnh Giang - là những sáng tạo hoàn toàn mới, dựa trên ngôn ngữ (nghệ thuật âm nhạc, hình thể, tạo hình đương đại) và tính chất của nghệ thuật đương đại (nghệ thuật chức năng) đã tạo được những hiệu quả thị giác mạnh cho người dự lễ hội: Họ đều cảm thấy tính linh thiêng nhưng đồng thời cũng tri giác được sự tích vốn rất thoại huyền của những vị Thánh được thờ ở ngôi đền này. Cuối cùng, nhờ những sáng tạo mới này, lễ hội đền Lảnh Giang đã tạo được nét độc đáo bên cạnh những nghi lễ thông thường của một lễ hội truyền thống.
- Thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ
- Xưa, các cụ đã tổng kết một câu để nói về sự thành công hay không của một lễ hội truyền thống: "tả tơi xem hội”, không được vậy tức là hội nhạt. Vì thế, ngay ở trong cấu trúc của những lễ hội truyền thống kinh điển thì bên cạnh những lễ nghi nghiêm ngặt, những trò diễn/diễn xướng độc bản thì bao giờ cũng có vô số những trò vui khác (từ trò chơi dân gian, đến văn nghệ dân gian, đến thi đấu thể thao và văn hóa ẩm thực).
- Nay, nguyên lý ấy vẫn hoàn toàn đúng đối với việc tổ chức các lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, thậm chí nó còn trở thành nguyên lý quan trọng nhất dẫn đến sự thành công toàn diện của một lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ ở thành phố (với tính di động xã hội cao, học vấn cao, thu nhập cao) sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình nếu lễ hội chỉ có những trò chơi dân gian hoặc những trò chơi điện tử tầm thường, hoặc chỉ có những tiết mục văn nghệ, thể thao bình dân. Những thử nghiệm của chúng tôi ở lễ hội Kiếp Bạc, tịch điền, Lảnh Giang về những festival nghệ thuật như là một festival ”phụ”,“bên cạnh” (Fringe Festival) đã rất thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa - nghệ thuật cho những người đi dự lễ hội, đặc biệt là giới trẻ.
- Ở Lễ hội Kiếp Bạc, bên cạnh ngày lễ chính tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương, chúng tôi đã tổ chức liên hoan diễn xướng hầu Thánh (hầu đồng) trong liên tục 5 đêm của lễ hội. Festival nghệ thuật cổ truyền này không chỉ thu hút hàng ngàn con nhang đệ tử của đạo mẫu mà còn thu hút hàng vạn lượt người đến xem.
- Ở lễ hội tịch điền, hội thi vẽ trang trí lên mình trâu thực chất là một festival nghệ thuật của các họa sỹ đương đại đến từ các miền của đất nước và nước ngoài. Qua 2 năm được tổ chức, festival này đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân quanh vùng: Cứ tới ngày 6 tháng giêng, hàng vạn người dân, báo giới đã tụ tập ở trước đàn tế thần Nông để xem vẽ trâu và bình phẩm về các tác phẩm sống động này.
- Ở lễ hội Lảnh Giang, bên cạnh những nghi lễ chính để tưởng niệm vị thánh có công với dân với nước (như lễ rước của các làng xã Mộc Nam, lễ tế…) thì chúng tôi đã đồng thời tổ chức thêm 2 festival nghệ thuật: Một là “festival nghệ thuật hầu đồng cổ truyền”, một là Festival “body art”, trong đó nhiều họa sỹ đương đại đã về đây để tham gia vẽ lên chàng trai thôn quê - những “nhân vật” của lễ hội truyền thống. Cả 2 festival “phụ” này diễn ra trong 3 ngày của lễ hội và nó đã thu hút được sự chú ý của dư luận cũng như sự tham gia của du khách, đặc biệt là giới trẻ.
Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức như một sự kiện- một vài kinh nghiệm
- Kinh nghiệm của chúng tôi đã cho thấy, muốn tổ chức lễ hội truyền thống thành sự kiện văn hóa nổi bật, có sức lan truyền mạnh, cần phải chú ý tác động đến những đối tượng sau với những mong đợi khác nhau và tương ứng với chúng là những biện pháp tác động khác nhau:
Nhóm đối tượng |
Mong đợi |
Biện pháp tác động |
Người dân ở các cộng đồng sở tại |
- tính hoành tráng của lễ hội - lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà lễ hội có thể đem lại cho cộng đồng |
- Tuyên truyền chủ trương nâng cấp lễ hội của làng thành lễ hội cấp tỉnh, phân tích những lợi ích mà họ được hưởng và nghĩa vụ mà họ cần đóng góp. - Chủ thể lễ hội là chính nhân dân ở các cộng đồng sở tại (chính họ tuyên truyền và mời mọc những người quen của họ đến với lễ hội) |
Khách du lịch
|
- Thỏa mãn nhu cầu tâm linh - Hiếu kỳ với cái giật gân, cái mới - Tính giải trí cao |
- Tổ chức và chính thức hóa những hình thức trình diễn tôn giáo - tín ngưỡng (ví dụ liên hoan hầu đồng ở Kiếp Bạc, Lảnh Giang) - Sử dụng nghệ thuật đương đại như là những thành tố hữu cơ của lễ hội (như body art, các trình diễn ở đền Lảnh Giang, hay hội vẽ trâu ở tịch điền) kèm theo là tên tuổi của những nghệ sỹ đương đại nổi tiếng - Nhiều hoạt động phụ trợ như mua bán, trò chơi, thi đấu và thưởng thức nghệ thuật |
Báo giới
|
- Có những tin tức mới, “hot”, giật gân - phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức |
- Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái khác thường - Gắn với tên tuổi của những nghệ sỹ nổi tiếng - Bên cạnh lễ hội chính, cần có những hoạt động nghệ thuật, giải trí như những festival phụ, hỗ trợ |
Các nhà tài trợ (thường chỉ thực hiện được từ năm thứ hai trở đi) |
- Quy mô lễ hội phải lớn, thu hút được hàng vạn người - Những lợi ích về quảng cáo - tăng vốn xã hội |
- Những tài liệu làm bằng cứ về số lượng người tham gia lễ hội, số lượng các báo, các Website đưa tin về lễ hội) - Tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức (thể hiện ở các hình thức quảng bá, tuyên truyền như họp báo, truyền hình trực tiếp, các tài liệu về lễ hội được in ấn công phu…và uy tín của nhà tổ chức) - Cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao cấp của địa phương |
- Tổ chức lễ hội truyền thống như một sự kiện không chỉ có nghĩa là nhà tổ chức tập trung kinh phí, trí tuệ, nhân lực vào công tác tuyên truyền, PR, tiếp thị, chạy tài trợ và quảng bá cho lễ hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên internet… Đó chỉ mới là những kỹ năng truyền thông sự kiện. Ở đây, nhà tổ chức còn cần phải có kiến thức về lễ hội truyền thống, có năng lực thẩm định nghệ thuật và tuân thủ quy trình của khoa học tổ chức sự kiện (từ khâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về những tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức, những điểm yếu… đến việc thảo luận để tìm ra ý tưởng độc đáo, đến khâu quản lý, điều hành, và những kỹ năng truyền thông đồng bộ khác như đã nói ở trên)
- Trong các khâu, khâu quan trọng nhất chính là việc tạo ra được ý tưởng độc đáo, mới lạ và từ đó đưa ra được kết cấu chương trình lễ hội hợp lý.
- Những ý tưởng mà chúng tôi đưa ra làm nền tảng cho những lễ hội như Kiếp Bạc, tịch điền hay Lảnh Giang đều có tính độc đáo, khác thường: Diễn xướng hội thủy quân và festival hầu đồng ở Kiếp Bạc, hội vẽ trâu và lễ tịch điền, diễn xướng “bọc trứng rắn và 3 ông rắn”… đều mới cả về hình thức lẫn nội dung, gây ấn tượng và tranh cãi, thu hút giới truyền thông và dư luận xã hội.
- - Về mặt kết cấu chương trình, bên cạnh những lõi văn hóa của lễ hội truyền thống, nhà tổ chức phải sáng tạo thêm những trò diễn, diễn xướng hoặc những Fringe Festival nghệ thuật (truyền thống và đương đại) sao cho những sáng tạo ấy vừa mới (gây sốc càng tốt), vừa độc đáo (không đâu có), vừa hấp dẫn giới trẻ nhưng lại phải phù hợp với những điều kiện không gian, lịch sử và văn hóa của địa phương ấy.
- Tóm lại, tổ chức lễ hội truyền thống như tổ chức một sự kiện là phải làm thế nào đó để một mặt tạo ra được những nét văn hóa độc đáo cho lễ hội truyền thống để tự những sự độc đáo về văn hóa này hấp dẫn giới truyền thông và du khách, mặt khác, phải chủ động trong công tác truyền thông,quảng bá, tiếp thị để lễ hội được truyền bá rộng rãi và tăng cường khả năng thu hút tài lực từ các nguồn khác nhau. Qua đó, sự kiện lễ hội vừa có thể quảng bá cho di sản vừa có nguồn tài chính để bảo tồn di sản mà không cần trông chờ vào nguồn kinh phí bảo tồn của Nhà nước.
CÁC LỄ HỘI LỚN Ở VIỆT NAM
- Việt Nam đất nước xinh đẹp hiền hoà, nếu bạn có ghé thăm Việt Nam ngoài những món ăn ngon, độc đáo , cảnh vật hữu tình có đầy đủ các loại phong cảnh như Rừng, Biển, Núi...Con người có ý chí kiên cường không bao giờ bỏ cuộc, và đặc biệt nền văn hoá lâu đời mà di sản để lại là các lễ hội ở Việt Nam. Một loại di sản mà con cháu sau này phải bảo tồn và gìn giữ nét đẹp vô tận ấy
Ý NGHĨA CÁC LỄ HỘI Ở VIỆT NAM
- Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và công nghệ, đời sống vật chất đầy đủ tiện nghi hiện đại, đời sống tinh thần cũng được được nâng cao với hệ thống thông tin, các hoạt động vui chơi, giải trí, phim ảnh, thể thao, nghỉ dưỡng... Con người luôn có nhu cầu cao và sự thay đổi liên tục về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu không thể thiếu, nó giúp con người cân bằng trong đời sống thực tại.
Từ xa xưa tới nay, người Việt chúng ta có rất nhiều lễ hội truyền thống lớn nhỏ diễn ra quanh năm, các lễ hội ở Việt nam có ý nghĩa duy trì văn hoá cội nguồn dân tộc, là cầu nối con người Việt Nam với nhau từ quá khứ cho đến hiện tại. Đồng thời hiện tại lễ hội mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về du lịch như:
- Lễ hội tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch
- Lễ hội góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch
- Lễ hội là nền tảng để mở rộng dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu cho địa phương
- Lễ hội đã góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH CÁC LỄ HỘI Ở VIỆT NAM
- Đã từ lâu lễ hội và sự kiện là một trong những thành tố thu hút du lịch. Ở Việt Nam rất nhiều chương trình du lịch với mục đích là tham gia vào các lễ hội và sự kiện của địa phương, có thể kể đến như: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Fesival Hoa Đà Lạt, Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột…Tất cả những lễ hội này đã tạo nên một sức hút vô cùng to lớn, và mang tính định kỳ, góp phần không nhỏ và hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để tổ chức thành công một lễ hội đòi hòi sự chuẩn bị, quản lý hết sức nghiêm túc và tỉ mỉ. Lễ hội không chỉ thành công về khâu tổ chức cần phải mang lại những giá trị sâu sắc về tinh thần, và hiệu quả về mặt du lịch. Dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, phỏng vấn hồi quy một số cá nhân và nguồn tư liệu đáng tịn cậy. Bài tiểu luận với chủ đề Rước đèn Trung Thu tại thành phố Phan Thiết đã có những đánh giá về lễ hội này, đồng thời nhìn nhận và đưa ra một số giải pháp cụ thể để góp phần vào công tác quản trị và tổ chức lễ hội một cách hiệu quả hơn.
- Với những ý nghĩa to lớn của các lễ hội ở Việt Nam, Chuyennghiep.vn xin mời bạn tham khảo một số lễ hội tiêu biểu tại các vùng miền
CÁC LỄ HỘI MIỀN BẮC
LỄ HỘI ĐỀN HÙNG PHÚ THỌ
- Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội lớn tại Việt Nam, diễn ra vào 10/3 âm lịch hàng năm tại Phú Thọ. Lễ hội diễn tả lại các làng nghề cũng như văn hoá truyền thống của người Việt, các sự tích bánh chưng bánh dày được tái hiện trong lễ hội một cách đặc sắc
LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
- Lễ hội kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Cao điểm nhất của mùa lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch. Đây là một trong những lễ hội có lượng người đến hành hương và vãn cảnh lớn nhất miền Bắc.
LỄ HỘI LÒNG TÒNG DÂN TỘC TÀY TUYÊN QUANG
- Lễ hội Lồng tông “Lồng tồng”,”Lùng thùng”,”Oóc tồng”…, hay còn gọi là “Hội xuống đồng” là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch
- Lễ hội Lồng tông là tài nguyên du lịch nhân văn, việc tổ chức lễ hội dân gian kết hợp với phát triển du lịch là mô hình đang được thực hiện hiệu quả ở các Công ty lữ hành trong nước trong dịp Tết đến xuân về.
- Trải qua bao nhiêu mùa xuân, lễ hội Lồng tông thấm vào văn hóa của từng người, từng gia đình. Dù làm gì hay đi ngược về xuôi, mọi người đều cố gắng sắp xếp để mùng 8 Tết vui hội Lồng tông. Đây là lễ hội tâm linh của đồng bào Tày nên Lồng tông được xếp vào dạng “trường tồn” với thời gian. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, lễ hội Lồng tông vẫn phát triển theo dòng chảy của dân tộc. Qua lễ hội thể hiện tính ước vọng và đoàn kết cộng đồng rất cao của người Tày. Mấy năm gần đây ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các huyện tiến hành bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị của lễ hội Lồng tông ngày một quy mô, đông vui hơn.
LỄ HỘI GẦU TÀO HÀ GIANG
- Theo truyền thống trước đây của người Mông, lễ hội thường được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4 Tết Âm lịch
- Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Mông tại Hà Giang. Ngày xưa, đây là lễ cầu tự. Lễ hội còn có các tên gọi khác là Hội chơi đồi, Hội chơi núi mùa xuân (tên gọi gốc là Lễ hội Gruov Taox). Lễ hội diễn ra tại các thôn bản, được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán theo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội kéo dài từ một đến ba ngày.
- Địa điểm tổ chức lễ hội thường là một bãi đất rộng quanh làng hoặc một nương ngô rộng đã thu hoạch xong. Trong quan niệm của người Mông, gia đình nào dòng họ nào chưa có con cái nối dõi hoặc gặp những rủi ro trong cuộc sống, thì họ sẽ làm lễ cầu tự. Họ sẽ dâng lễ cầu cúng, yểm vào núi đồi hoặc những phiến đá lớn, nhằm cầu mong thần linh phù hộ, ban cho họ được nhiều con cái, của cải, tài lộc. Nếu mong muốn và khát vọng của họ trở thành hiện thực thì gia đình, dòng họ hoặc thôn bản sẽ tổ chức lễ hội Gầu Tào để cúng tạ thần linh. Theo phong tục, mỗi một gia đình hay một dòng họ hay một thôn bản nào đứng ra tổ chức lễ hội thì phải tổ chức liên tục ba năm liền với các nghi lễ diễn ra đều phải giống nhau. Nghi thức đầu tiên, người Mông tại Hà Giang sẽ dựng cây nêu nhằm thông báo nơi mở hội. Gia đình phải chọn ngày lành tháng tốt để lên rừng tìm cây mai về để làm cây nêu. Cây phải cao và đẹp, trước khi chặt người Mông phải đi vòng quanh cây hát để xin phép thần cây thần rừng cho phép đem về làm cây nêu dựng trong lễ hội. Cây nêu cần tìm phải thẳng, cao, nhỏ, liền mạch từ gốc đến ngọn, không bị gãy, dài khoảng 7 mét. Lúc chặt cây phải đổ hướng về phía mặt trời, không được để cây chạm xuống mặt đất. Trong khi dựng cây nêu, gia đình phải đi ba vòng xuôi và ba vòng ngược quanh cây, hát xin phép được dựng cây nêu, những ngươi tham dự cũng hát cầu cho gia đình cho dòng họ cho thôn bản một năm mới với nhiều điều may mắn. Trên cây nêu treo một bó đậu, một bó lúa, một con gà, một chai rượu. Dựng xong cây nêu, thầy cúng đặt một mâm lễ ngay dưới cây để cúng dâng trời đất thần linh và tổ tiên. Mâm lễ gồm có một thủ lợn, một đĩa xôi, một chai rượu, bốn bát con, bốn chén, bốn thìa. Thầy cúng làm lễ cúng thần trời, thần đất, thần sông, thần núi; khấn tạ ơn trời đất đã ban phúc lành cho gia chủ cho dòng họ cho làng bản. Thầy cúng còn mời các vong hồn bốn phương về nhận lễ vật và bảo trợ che trở cho dân làng.
LỄ HỘI TRÒ TRÁM LINH TINH TÌNH PHỌC
Tên gọi: Trò Trám,Lễ Mật hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”.
- -Thời gian tổ chức lễ hội: 11, 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm
- -Không gian tổ chức lễ hội:Tại Đền Trò Trám-xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao
Lễ hội Trò Trám được xem như là hội ý nghĩa nhất liên quan tới văn minh nông nghiệp,tín nghưỡng phồn thực,đó cũng là lý do vì sao sau 1 thời gian dài ngưng tổ chức thì ngày nay được phục dựng lại với quy mô lớn hơn đã chứng minh được tầm quan trọng lễ hội này,đây cũng là lý do để lễ hội được công nhận là di sản phi vật thể
CÁC LỄ HỘI MIỀN TRUNG
LỄ HỘI KATÊ BÌNH THUẬN
- Lễ hội Kate được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 30 tháng 6 đến ngày thứ 2 của tháng thứ 7 theo lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 theo dương lịch)
- Đây là lễ hội của người Chăm được tổ chức tại các đền tháp Chăm.
LỄ HỘI FESTIVAL HUẾ
- Festival nghề truyền thống Huế đã qua 7 lần tổ chức vào các năm lẻ. Qua các kỳ tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế đã dần khẳng định thương hiệu và uy tín trong lòng công chúng và du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Festival Huế tại Kinh Thành Huế
- Việt Nam có nhiều lễ hội cổ truyền cũng như hiện đại, Trong đó có các lễ hội hiện đại mang trong mình nhiều yếu tố mới, tích cực song hành tồn tại với những lễ hội truyền thống. Cũng từ đây, tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như nhiều ngành nghề khác nhau đã xuất hiện hàng loạt các Festival văn hóa hiện đại như Festival pháo hoa, Festival diều, Festival biển hay các Festival trà, cà phê, hoa, lúa gạo... đã làm cho bộ mặt lễ hội Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
- Lễ hội là một kênh để giới thiệu nền văn hóa Việt Nam, mang văn hóa Việt Nam giới thiệu ra thế giới. Việc tổ chức và quản lý Festival nghề truyền thống Huế đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nhưng cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.
LỄ HỘI ĐỀN QUY LĨNH VÀ ĐỀN CỜN NGHỆ AN
- Thời gian vào 16 tháng giêng tại Quỳnh Lưu Nghệ An
- Đền Quy Lĩnh và đền Cờn là hai ngôi đền gắn kết với nhau từ lịch sử đến huyền thoại, được nhân dân xây dựng cách đây hàng trăm năm. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đền đã bị thiên tai, chiến tranh tàn phá. Song được sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương, du khách thập phương, đền đã được phục hồi lại với quy mô tương đối lớn, kết cấu kiến trúc đẹp, bền vững, tạo được vẻ đẹp thâm nghiêm và cổ kính cho công trình tín ngưỡng.
- Di tích đang trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái. Đền nằm ở vị trí đẹp, sơn thủy hữu tình, xung quanh là các di tích có giá trị như: đền Xuân Úc, đền Cờn trong, đền Cờn ngoài, ... tạo thành điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng rất hấp dẫn đối với Du khách.
- Vì vậy, việc xếp hạng di tích đền Quy Lĩnh là điều cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, cũng như quản lý tốt các hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với di tích trong hiện tại và tương lai.
LỄ HỘI TRUNG THU BÌNH THUẬN
- Theo quan niệm dân gian, Trung thu là Tết đoàn viên, là lúc mọi người về bên gia đình, cùng ngồi bên nhau chia sẻ những câu chuyện ấm áp, phá cỗ và thưởng thức những món ăn ngon, trẻ em rước đèn, ngắm trăng nghe kể chuyện chú Cuội, chị Hằng. Nối tiếp truyền thống đó, vào rằm tháng Tám hàng năm, người dân Bình Thuận chuẩn bị cho lễ hội rước đèn Trung thu. Lễ hội không chỉ là sân chơi thú vị và hấp dẫn cho các em thiếu nhi trong dịp Trung Thu mà còn là một lễ hội Trung thu lớn nhất ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đến với thành phố biển Phan Thiết.
- Cảnh nhộn nhịp tại lễ hội trung thu
LỄ HỘI NGHINH ÔNG
- Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào trung tuần tháng Ba âm lịch, nhưng từ 1914, ngư dân đã chuyển lễ hội vào trung tuần tháng Tám để thuận tiện cho việc đánh bắt thủy hải sản. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch, với nhiều hoạt động cho cả phần lễ lẫn phần hội.
Hoạt động lễ hội nghinh ông
- Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự yên bình, thịnh vượng và đánh bắt nhiều hải sản. Đây là lễ hội lâu đời của ngư dân vùng biển
CÁC LỄ HỘI MIỀN NAM
LỄ HỘI CHÙA BÀ THIÊN HẬU BÌNH DƯƠNG
- Thời gian: Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 04 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một. Theo các tư liệu, Chùa Bà do bốn Bang người Hoa tạo lập từ những năm đầu thế kỷ 20 ở Thủ Dầu Một với mục đích tôn kính, thờ phụng Bà Thiên hậu Thánh Mẫu
- Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi
- Công tác tổ chức lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
- Lễ hội Chùa Bà Bình Dương có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hoạt động du lịch, địa phương ngoài việc tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo Nhà nước về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, cần phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý, không đùn đẩy, né tránh; tăng cường phối hợp liên ngành; phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị tham gia. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong xử lý những hiện tượng tiêu cực, bói toán, đốt vàng mã tràn lan, biến tướng lễ hội
LỄ HỘI MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
- Lễ hội chính diễn ra trong 2 ngày, từ 22 - 23.4 âm lịch, tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc). Lễ hội gồm có lễ phục dụng rước tượng Bà từ trên đỉnh núi, lễ tắm Bà, các lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc yết, và Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc sẽ tuần tự diễn ra vào những ngày tiếp theo và kết thúc vào chiều 31.5 (nhằm ngày 27.4 âm lịch)
- Đây là lễ hội hàng năm thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan và cầu nguyện, nơi đây từ xa xưa những người kinh doanh buôn bán đều chọn để đi hành hương vì linh thiên, các bạn có thể trải nghiệm thực tế Tour Hành Hương Núi Cấm
LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY NAM BỘ
- Lễ vào năm mới Chol Chnam Thmay hay còn gọi là “ Lễ chịu tuổi”; Là ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ.
- Lễ hội thường tổ chức khoảng giữa tháng 4 dương lịch và diễn ra trong 3 ngày, nếu năm nhuận kéo dài 4 ngày
- Trong một năm người Khmer có hơn ba mươi lễ hội lớn nhỏ và được chia thành hai nhóm chính là lễ hội định kỳ hàng năm và lễ hội không định kỳ, luôn gắn liền với chùa chiền và phật giáo. Tất cả lễ hội đều có giá trị cốt lõi là hướng về cội nguồn tổ tiên hoặc mong muốn quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, ruộng lúa tốt tươi. Tiêu biểu văn hóa của người dân được tái hiện trong lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay với hình ảnh cháu con thành kính trước tổ tiên, ông bà, cha mẹ với cầu mong những điều không lành sẽ được gột rửa và điều tốt lành sẽ đến.
LỄ HỘI OK OM BOK
- -Tên gọi: theo tiếng Khmer: Ok Om Bok có nghĩa là “đút cốm dẹp”, ngoài ra có thể hiểu thêm một nghĩa nữa là “lễ cúng trăng”.
- -Thời gian tổ chức lễ hội: đêm rằm tháng 10 âm lịch.
Nếu như thời gian trước, Trà Vinh gần như được xem là một “ốc đảo” về du lịch thì những năm gần đây, Trà Vinh nổi lên như là một điểm đến mới, hấp dẫn về mặt văn hoá lẫn cảnh quan, đặc biệt là về nét văn hoá của dân tộc Khmer-dân tộc chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng dân số của tỉnh.
Việc xây dựng và quảng bá hình ảnh lễ hội OK Om Bok sẽ góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất và con người tỉnh nhà, góp phần phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI AN GIANG
- Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trang trọng trong dịp lễ Sel Dolta của dân tộc Khmer Nam bộ, ngày hội bắt đầu từ ngày 29-8 đến ngày 1-9 âm lịch.
- Lễ hội thu hút du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt chương trình đua bò đặc sắc và thú vị.
LỄ HỘI GÒ THÁP
- Lễ hội Gò Tháp là một lễ hội lớn của người dân huyện Tháp Mười. Lễ hội này được tổ chức hai lần trong một năm. Nơi diễn ra lễ hội Gò Tháp là khu di tích Gò Tháp thuộc địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Lễ hội Gò Tháp với 2 sự kiện chính: Lễ Vía Bà Chúa Xứ và Lễ Giỗ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương là một sự kiện văn hoá nổi bật của địa phương. Đây là dịp quảng bá hiệu quả cho hình ảnh du lịch địa phương đến du khách. Lễ hội này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ đi kèm tạo nên nguồn thu kinh tế cho cộng đồng tại địa phương.
- Hiện nay theo thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng phục vụ lễ hội hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ năng lực phục vụ du khách. Chính điều này làm cho mỗi dịp lễ hội khu vực Khu di tích thường quá tải. Nếu được sự đầu tư đúng mức sẽ có thể đáp ứng được lượng du khách lớn hơn trong thời gian diễn ra lễ hội, từ đó nguồn thu về tài chính cũng sẽ được nâng cao.
- Với sự đầu tư các công trình mới như Thiền viện Trúc Lâm Tháp Mười tiếp tục sẽ nâng cao sự thu hút với du khách và sẽ là một điểm đến hấp dẫn trong hoạt động du lịch tâm linh trong thời gian sắp tới.
- Với những thuận lợi vốn có và sự đầu tư đúng mức, trong tương lai, Lễ hội Gò Tháp tại Khu di tích Gò Tháp sẽ còn nhận được sự quan tâm hơn nữa của du khách gần xa và du khách quốc tế trong hành trình tham quan, khám phá vùng đất Đồng Tháp Mười.
LỄ HỘI ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ SÀI GÒN
Thời gian diễn ra vào tết cổ truyền Việt Nam 1-10 âl
Cảnh náo nhiệt lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ tại Sài Gòn
- 1. “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã gửi đến du khách một hình ảnh rõ ràng về các giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc của người dân TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, đó cũng là bản thông điệp, là lời nhắn gửi của Lãnh đạo với nhân dân Thành phố về nhiệm vụ, xu hướng phát triển trong năm mới.
- 2. Là công cụ quảng bá hữu hiệu một thành phố phát triển, năng động, giàu sức sống, thu hút du khách, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển
- 3. Tăng nguồn thu cho Thành phố. Giờ đây “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách cũng như người dân TP trong những ngày xuân, Tết cổ truyền.
- 4. “Đường hoa Nguyễn Huệ” cũng là một nét văn hóa mang đậm dấu ấn riêng ngày Tết của người Sài Gòn từ nhiều năm nay. Lễ hội không những thu hút khách trong nước mà còn rất thu hút khách Việt kiều về quê ăn Tết mỗi năm và khách du lịch nước ngoài đến du lịch Việt Nam và muốn tìm hiểu thêm văn hóa ngày tết cổ truyền của một quốc gia hiền hòa và mến khách.
LỄ HỘI GIÁNG SINH NOEL
- Thời Gian: Diễn ra vào đêm 24/12, tuy nhiên tại các nhà thờ các hoạt động lễ hội diễn ra từ 1 tuần trước đó
- Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc biệt để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình.
- Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây Noel…
- Với vị thế ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em. Một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
Xem thêm: Dịch Vụ Tổ Chức Chạy Roadshow Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM