Xem danh mục
Tại sao không vay tiền vẫn bị đòi nợ?
- Vào một ngày đẹp trời có những cuộc gọi hoặc tin nhắn của người lạ làm phiền bạn. Họ liên tục nhắc nợ, thậm chí đe dọa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nhưng tại sao không vay tiền vẫn bị đòi nợ? Phải làm sao khi tự nhiên có một khoản nợ từ trên trời rơi xuống? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân cũng như có cách xử lý khi rơi vào tình cảnh oái oăm này.
>> Xem thêm: Dịch vụ tài chính
Thực trạng không vay tiền vẫn bị đòi nợ
- Theo Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), gần đây có tiếp nhận nhiều khiếu nại, phản ánh của người dân không vay tiền vẫn bị đòi nợ. Họ đe dọa, nhắc nợ bằng hình thức nhắn tin, gọi điện dù người dùng không vay nợ bất kỳ đâu. Có những trường hợp chủ thuê bao bị gọi điện quấy rầy liên tục với tần suất cao. Việc này đã gây nên những bức xúc, làm đảo lộn cuộc sống, công việc hằng ngày của người dân.
- Vài năm trở lại đây, sự nở rộ của các công ty tài chính với hình thức vay tín chấp đã cứu cánh cho rất nhiều trường hợp có nhu cầu vay tiền. Khách tiêu dùng chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, vài số điện thoại liên lạc của người thân, thậm chí của bạn bè là có thể được duyệt vay. Sẽ không có chuyện gì nếu như họ đóng tiền đúng hạn. Nếu quên hoặc không đóng thì hàng loạt tin nhắn, điện thoại lạ gọi đến khủng bố tinh thần, đe dọa với những lời lẽ thô tục.
- Hoặc những trường hợp mạo danh người khác vay tiền đã không còn xa lạ. Sự dễ dàng trong điều kiện vay, cũng như lõng lẻo trong khâu thẩm định, xác minh thông tin người vay đã tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo mạo danh người dùng. Những cá nhân không vay tiền vẫn bị đòi nợ chắc chắn đã bị người khác sử dụng thông tin của mình để vay tiền.
>> Xem thêm: Vay Vốn Doanh Nghiệp
Tại sao không vay tiền vẫn bị nợ xấu
Có 3 nguyên nhân chính khiến bạn không vay tiền bỗng nhiên có nợ xấu:
- Một: người thân, bạn bè khi đi vay tiền đã cung cấp số điện thoại của bạn cho đơn vị tài chính. Khi họ chậm thanh toán hoặc không trả thì bên cho vay sẽ gọi điện làm phiền bạn. Hoặc cũng có thể vì cần tiền gấp mà họ đã dùng chính thông tin sạch của bạn đi vay.
- Hai: Đối tượng tượng lừa đảo dùng thông tin bạn bạn đi vay tiền sau đó bỏ trốn. Sự dễ dãi trong điều kiện vay, cũng như lõng lẻo trong khâu thẩm định, xác minh thông tin người vay đã tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo mạo danh người tiêu dùng.
- Ba: Đối tượng lừa đảo biết được thông tin của bạn nên giả danh công ty tài chính đe dọa tống tiền. Người dân yêu bóng vía sợ bị làm phiền có thể sẽ chuyển tiền để không bị khủng bố tinh thần.
>> Xem thêm: Cầm Sổ Đỏ
Lý do thông tin cá nhân của bạn bị lộ
Thông tin cá nhân của bạn rất dễ bị lộ bởi nhiều tình huống dưới đây:
- Trường hợp này nhiều người đang gặp phải.
- Thông tin cá nhân rất dễ bị người thân, bạn bè biết.
- Chính những người được tin tưởng nhất lại giấu bạn đi vay vì cần tiền gấp.
- Điền thông tin trúng thưởng nhận quà
- Lộ thông tin trên mạng xã hội
- Điền thông tin trên phiếu mua sắm không uy tín
- Đăng ký vay vốn trên các trang mạng, app vay tiền không uy tín
- Bạn đánh rơi giấy tờ cá nhân
>> Xem thêm: Cho Vay Nóng
Cách xử lý tình huống không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ
- Khi bạn không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải hết sức bình tĩnh, hỏi rõ xem: thông tin người vay, vay khi nào, hạn mức và lãi suất bao nhiêu… Nếu đúng là người thân hay bạn bè của bạn thì hãy liên hệ với họ để tìm hướng giải quyết.
- Còn nếu không phải hãy nói ngắn gọn về việc không quen biết, bản thân cũng không vay tiền. Bảo họ kiểm tra lại thông tin cho chính xác, yêu cầu không làm phiền nữa, nếu không sẽ nhờ pháp luật can thiệp.
Lưu ý:
- Lưu tin nhắn, ghi âm các cuộc gọi làm bằng chứng.
- Không nên đôi co, cãi vã, thách thức với họ chỉ tốn thời gian không giải quyết được gì.
- Không cung cấp thêm thông tin của bạn cho họ biết
- Không thỏa hiệp làm theo yêu cầu của họ.
- Để giảm thiểu bị phiền hạ, bạn có thể dùng tính năng chặn số trên điện thoại do các nhà mạng cung cấp.
Nếu tiếp tục bị làm phiền thì hãy mang bằng chứng đến cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để tố cáo cá nhân, đơn vị đòi nợ trái quy định. Bằng những biện pháp nghiệp vụ chuyên nghiệp, cơ quan chức năng sẽ chứng minh được bạn không phải người vay.
>> Xem thêm: Cho vay đáo hạn
Thông tin pháp lý bạn cần biết:
- Theo quy định của pháp luật, công tài chính không có quyền nhắc nợ khi cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ. Hành vi cáo buộc người khác vay nợ sẽ bị xử lý như sau:
Tội gửi tin nhắn rác:
- Theo điều b khoảng 3, điều 3 nghị định 91/2020/NĐ-CP: Tin nhắn chứa nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự cá nhân thì có thể bị phạt số tiền lên đến 80 triệu đồng.
Tội vu khống:
- Theo điều 156, bộ luật hình sự: Hành vi bịa đặt, lan truyền những điều xúc phạm nghiệm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến lợi ích, quyền hợp pháp của người khác bị phat tiền từ 10 đến 50 triệu, phạt từ từ 3 tháng đến 1 năm, hoặc cải tạo không giam giữ 2 năm.
- Hy vọng những thông tin về vấn nạn không vay tiền vẫn bị đòi nợ trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới để chúng tôi giải đáp nhé.
>> Xem thêm: Cầm Xe Ô Tô