- DỊCH VỤ GIÚP VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÌM CHỨNG CỨ NHANH CHÓNG, CHUYÊN NGHIỆP.
- Thu thập chứng cứ là gì ?
- Dịch vụ truy tìm chức cứ cho luật sư uy tín chất lượng hiệu quả.
- Các dịch vụ thám tử giúp văn phòng luật sư tìm chứng cứ
- Công ty thám tử tư uy tín sẽ hợp tác với văn phòng luật sư như thế nào?
- Chúng tôi với đội ngũ thám tử nhiều năm kinh nghiệm trong nghề
- Pháp luật quy định về quyền thu thập chứng cứ của Luật sư trong tố tụng hình sự
- Hoạt động của Luật sư trong việc thu thập chứng cứ
- Kỹ năng của Luật sư trong việc thu thập chứng cứ trong thực tế
- Những vấn đề cần lưu ý khi Luật sư thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự
- Để đảm bảo việc sử dụng chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự một cách hiệu quả, cần nắm rõ được mục đích và nguyên tắc sử dụng chứng cứ.
- Hoạt động sử dụng chứng cứ
- Nguyên tắc sử dụng chứng cứ
- Sử dụng chứng cứ phải đảm bảo tính kịp thời
DỊCH VỤ GIÚP VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÌM CHỨNG CỨ NHANH CHÓNG, CHUYÊN NGHIỆP.
- - Dịch vụ tìm chứng cứ cho văn phòng luật sư : Là hoạt động thu thập thông tin nhằm phục vụ cho những luật sư trong quá trình tố tụng. Giúp cho văn phòng luật sư được có những thông tin hữu ích năng cao tính hiệu quả trong quá trình làm việc của văn phòng luật sư. Nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của thân chủ trong các vụ việc như ly hôn, giành quyền nuôi con, phân chia tài sản, tranh chấp tài sản, thu hồi nợ….
- - Văn phòng luật sư bạn đang giải quyết nhiều vụ án và bạn đang cần tìm một đơn vị hỗ trợ tìm kiếm chứng cớ uy tín để nhanh chóng làm sang tỏ các vụ việc. Nếu vậy, chúng tôi-Công ty thám tử tư Profast sẽ là đối tác tuyệt vời dành cho bạn.
- - Là một công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực điều tra, theo dõi, tìm chứng cứ, đội ngũ nhân viên điều tra giàu kinh nghiệm, đầu óc nhạy bén, kết hợp với các trang thiết bị máy móc hiện đại, thám tử tư Profast chắc chắn sẽ là “cánh tay đắc lực” cho văn phòng luật sư của bạn trong việc tìm kiếm chứng cứ cho các vụ án. Cụ thể, chúng tôi sẽ hỗ trợ văn phòng luật sư bạn tìm kiếm:
- + Các chứng cứ về hiện vật, các lời khai, các tài liêu liên quan mang tính xác thực về thời gian, địa điểm thông qua lời khai của các nhân chứng.
- + Tìm hiểu các chứng cứ liên quan tới yếu tố về nhân thân, hoàn cảnh gia đình,… thông qua phỏng vấn những người phỏng vấn có khả năng làm nhân chứng hiện trường.
- + Theo dõi bên đối phương của luật sư khởi kiện để tìm ra các yếu tố thông tin có lợi cho thân chủ. Các yếu tố liên quan có thể là người khởi kiện hoặc là những người có liên quan về mặt lợi ích và quyền lợi.
- + Tìm hiểu và điều tra để xác minh lý lịch và các mối quan hệ liên hệ theo yêu cầu của văn phòng luật sư.
- - Dịch vụ chuyên nghiệp - Nhanh chóng - Chính xác - Bảo mật cao-Giá tốt nhất chính là lời cam kết của chúng tôi - Công ty thám tử tư Profast Vì thế, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu bạn nhé.
Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, tiếp nhận yêu cầu 24/24 nhằm hỗ trợ, giúp bạn tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, chính xác với giá tốt nhất.
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vỉ phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ỷ nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Luật sư có quyền thu thập chứng cứ không? cùng chuyennghiep.vn bắt đầu nào !
Thu thập chứng cứ là gì ?
Điều 86, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
- “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vỉ phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ỷ nghĩa trong việc giải quyết vụ án”
- Các nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 87 của BLTTHS 2015, bao gồm: vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết quả giám định; định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; các vật liệu, đồ vật khác;…
- Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh, là tiền đề và cơ sở để diễn ra các hoạt động tố tụng tiếp theo. Và nếu như giai đoạn thu thập chứng không được diễn ra thì sẽ không có việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự. Theo Điều 86, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015 thì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Pháp luật cũng đã quy định Luật sư có quyền tham gia vào quá trình thu thập chứng cứ, và trong quá trình thu thập sẽ gặp những thuận lợi cũng như khó khăn riêng nên đòi hỏi một Luật sư cần linh hoạt, chủ động trong hoạt động thu thâp chứng cứ.
Truy tìm chứng cứ cho luật sư là một loại hình dịch vụ thám tử mới ở Việt Nam, nó xuất phát từ việc các văn phòng luật sư cần thêm chứng cứ để phục vụ cho công việc của họ nhưng họ không có khả năng hoặc không có thời gian để làm.
Đây là một loại hình điều tra đặc biệt, chỉ dành riêng cho những Văn phòng luật sư. Thám tử được những Văn phòng luật sư thuê trong những trường hợp cần thiết. Công việc cụ thể là: thu thập các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của luật sư. Các luật sư sẽ sử dụng những tài liệu chứng cứ đó trong việc bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.
Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Doanh Nghiệp, Gia Đình, Cá Nhân Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Dịch vụ truy tìm chức cứ cho luật sư uy tín chất lượng hiệu quả.
Dịch vụ thám tử giúp văn phòng luật sư tìm chứng cứ là dịch vụ thám tử điều tra thu thập chứng cứ. Đây là dịch vụ hỗ trợ cho các văn phòng luật sư giúp xác minh, theo dõi đối tượng, điều tra các chứng cứ phục vụ cho công cuộc điều tra. Đây là dịch vụ thám tử nghiệp vụ đặc biệt, chỉ dành riêng cho các văn phòng luật sư.
Việc hỗ trợ của các thám tử giúp các văn phòng luật sư dễ dàng điều tra và thu thập tài liệu trong các trường hợp cần thiết có các chứng cứ xác minh rõ ràng và thu thập một số tài liệu quan trọng. Các thông tin mà thám tử Ưu Đàm điều tra được sẽ giúp cho văn phòng luật sư có thêm các bằng chứng để bảo vệ thân chủ của mình trước tòa án.
Hiện nay tại Việt Nam loại hình này vẫn chưa phổ biến. Nhưng với đà phát triển như hiện nay thì việc xuất hiện sự hợp tác giữa Văn phòng luật sư và các công ty thám tử chỉ là vấn đề thời gian. Việc hợp tác sẽ giúp cho hiệu quả công việc của các luật sư tăng lên và sẽ góp phần làm giảm án oan sai. Từ đó uy tín của luật sư cũng được khẳng định.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ này trong những trường hợp sau:
- - Thu thập những tài liệu về yếu tố nhân thân, hoàn cảnh gia đình; tìm các chứng cứ ngoại phạm về mặt thời gian, phỏng vấn những người có khả năng làm nhân chứng hiện trường; tìm chứng cứ về hiện vật, tìm tài liệu, lời khai.
- - Theo dõi người khởi kiện hoặc những người có quyền và lợi ích liên quan để tìm ra những yếu tố có lợi cho thân chủ của luật sư.
- - Xác minh lý lịch của một người nào đó theo yêu cầu của luật sư bào chữa.
Các dịch vụ thám tử giúp văn phòng luật sư tìm chứng cứ
- 1. Tìm các chứng cứ về hiện vật, các lời khai, các tài liêu liên quan mang tính xác thực về thời gian, địa điểm thông qua lời khai của các nhân chứng.
- 2. Tìm hiểu các chứng cứ liên quan tới yếu tố về nhân thân, hoàn cảnh gia đình,… thông qua phỏng vấn những người phỏng vấn có khả năng làm nhân chứng hiện trường.
- 3. Theo dõi bên đối phương của luật sư khởi kiện để tìm ra các yếu tố thông tin có lợi cho thân chủ. Các yếu tố liên quan có thể là người khởi kiện hoặc là những người có liên quan về mặt lợi ích và quyền lợi.
- 4. Tìm hiểu và điều tra để xác minh lý lịch và các mối quan hệ liên hệ theo yêu cầu của văn phòng luật sư.
Công ty thám tử tư uy tín sẽ hợp tác với văn phòng luật sư như thế nào?
- Thu thập tất cả những tài liệu về thân nhân, hoàn cảnh gia đình, tìm những chứng cứ ngoại phạm có lợi cho thân chủ, truy tìm những nhân chứng mục kích, những người có khả năng làm nhân chứng cho vụ án đó. Truy tìm chứng cứ, vật chứng có lợi cho thân chủ của luật sư.
- Theo dõi hành vi của người khởi kiện xem họ có thật sự là người bị hại.
- Theo dõi những người được xem là nhân chứng chống lại thân chủ của luật sư
- Theo dõi, điều tra về các chứng cứ để có thể đưa ra những yếu tố có lợi cho thân chủ của luật sư.
- Xác minh lý lịch, tìm kiếm thông tin về người nào đó mà luật sư yêu cầu.
Xem thêm: Dịch vụ thám tử tư Uy Tín Chuyên Nghiệp Nhất tại TP.HCM
Chúng tôi với đội ngũ thám tử nhiều năm kinh nghiệm trong nghề
- Hoạt động trong lĩnh vực thám tử nhiều năm kinh nghiệm và được rất nhiều khách hàng tin tưởng.
- Hỗ trợ tư vấn nhiệt tình và điều tra thông tin bảo mật và cung cấp thông tin nhanh chóng cho khách hàng.
- chúng tôi hiểu được rằng nhu cầu của quý khách hàng vậy nên giá cả sẽ chắc chắn hợp lý đảm bảo quý khách hàng sẽ hài lòng.
Pháp luật quy định về quyền thu thập chứng cứ của Luật sư trong tố tụng hình sự
- Để việc thu thập chứng cứ được thuận lợi, Luật sư với tư cách là người bào chữa và đại diện cho người mà mình bào chữa theo quy định của pháp luật cần có những kỹ năng trong việc thu thập chứng cứ một cách chủ động và linh hoạt, bởi khi càng tìm ra nhiều chứng cứ thì khả năng gỡ tội, giảm nhẹ tội hoặc bảo vệ cho người mà mình bào chữa càng cao.
- Tại khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 quy định quyền của người bào chữa, bao gồm: Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.
- Các nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 87 của BLTTHS 2015, bao gồm: vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết quả giám định; định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; các vật liệu, đồ vật khác;...
- Theo Điều 88 BLTTHS năm 2015, để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
- Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người bào chữa cung cấp, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 BLTTHS năm 2015. Theo quy định của pháp luật, những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do người bào chữa thu thập được có giá trị như những tài liệu, đồ vật do cơ quan điều tra thu thập. Vì vậy, Luật sư có kế hoạch chủ động tự điều tra, thu thập chứng cứ là rất quan trọng. Những tài liệu, đồ vật này sẽ được coi là chứng cứ trong vụ án nếu nó phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2015.
Hoạt động của Luật sư trong việc thu thập chứng cứ
Trong tố tụng hình sự, việc thu thập chứng cứ của luật sư được chủ động thực hiện thông qua các hoạt động sau:
- - Luật sư có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, để nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án: Lời trình bày của người bị buộc tội, bị can, bị cáo là chứng cứ quan trọng được sử dụng trong vụ án hình sự, bởi họ là những người trực tiếp nắm giữ những thông tin quan trọng. Những lời trình bày, khai nhận tự nguyện trung thực, khách quan góp phần quan trọng làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Bên cạnh các chứng cứ là biên bản ghi lời khai được tiến hành do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện, thì Luật sư được quyền gặp người mà mình bào chữa để nghe họ trình bày, xác minh tính xác thực trong các biên bản ghi lời khai do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Vấn đề đặt ra ở trường hợp này là hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư.
- - Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, liên quan đến việc bào chữa: Bên cạnh việc trực tiếp, độc lập tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn ghi nhận quyền của Luật sư trong việc tham gia vào các hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng. Sự có mặt của luật sư khi người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ sẽ góp phần bảo đảm tính khách quan, đúng trình tự, thủ tục của người tiến hành tố tụng hoặc trấn an tinh thần của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Các hoạt động này được thể hiện ở việc:
- - Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- - Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- - Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- - Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- - Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- - Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
- - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
- - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa
Xem thêm: Dịch vụ điều tra hàng giả hàng nhái Uy Tín Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Kỹ năng của Luật sư trong việc thu thập chứng cứ trong thực tế
- Kỹ năng thu thập chứng cứ sẽ là tiền đề, cơ sở cho giai đoạn tiếp theo đó, vì thế vai trò quan trọng, chủ chốt của một Luật sư cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ. Bởi tất cả những chứng cứ mà Luật sư thu thập sẽ phục vụ cho quá trình bào chữa, bảo vệ những quyền lợi của người mà mình bào chữa.
- Hơn thế nữa, pháp luật đã thừa nhận việc Luật sư có quyền tham gia vào quá trình thu thập chứng cứ, tuy nhiên thực tiễn áp dụng có thể thấy việc thu thập chứng cứ độc lập của Luật sư vẫn gặp phải vô vàn khó khăn, vướng mắc, hạn chế quyền lực nhất định. Tại khoản 4 Điều 88 BLTTHS 2015 quy định: “Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này”, việc thu thập chứng cứ của Luật sư vẫn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của cơ quan điều tra. Những thông tin, đồ vật, tài liệu,… do Luật sư thu thập có phải là chứng cứ hay không và việc quyết định có sử dụng hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan tiến hành tố tụng.
- Điều này đã vô tình tạo ra kẽ hở trong hoạt động hành pháp, dẫn đến đến sự thiếu khách quan, trong nhiều trường hợp Luật sư đã thu thập được những chứng cứ mới, có giá trị quan trọng trong vụ án, chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ nhưng lại bị vô hiệu hóa làm sai lệch dẫn đến giá trị chứng minh không còn. Nếu muốn lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, Luật sư chỉ được hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý.
- Họat động Luật sư thu thập chứng cứ bằng việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa cũng gặp một số khó khăn nhất định. Nhiều ý kiến đánh giá quy định này chỉ mang tính hình thức bởi trong thực tiễn, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân không hợp tác với Luật sư trong việc cung cấp các tài liệu, đồ vật thì Luật sư lại phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc thu thập chứng cứ tại cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư dường như lại trở thành vô nghĩa.
- Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là bởi Luật sư chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện và cần phải có các văn bản hướng dẫn chi tiết để các quy định này được thực hiện một cách nghiêm túc.
Những vấn đề cần lưu ý khi Luật sư thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự
- Thứ nhất, Trong quá trình thực hiện thu thập chứng cứ, Luật sư cần chú ý đến việc thu thập các tài liệu về nhân thân của bị can, các tài liệu phản ánh thành tích, công trạng của bị can và nhân thân của bị can như: Giấy chứng nhận người cao tuổi, nghề nghiệp, các bằng khen, giấy khen, các tài liệu xác nhận là con em gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng… Tuy nhiên, Luật sư cần chọn lọc những tài liệu có ý nghĩa bởi không phải mọi tài liệu đều có giá trị làm chứng cứ trước toà.
- Ví dụ, Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo thì cần phải căn cứ vào những quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để có thể tìm ra những chứng cứ bảo vệ lợi ích của bị cáo hay ít nhiều có ý nghĩa trong việc phản ánh nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội thì Luật sư cũng không nên bỏ qua mà nên khuyến khích gia đình thân chủ thu thập.
- Thứ hai, nếu gặp những khó khăn, cản trở nhất định, người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Cùng với việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, thì đây là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, là cơ sở cho việc nâng cao vị thế của người bào chữa trong Tố tụng Hình sự.
- Thứ ba, hiện nay, pháp luật Tố tụng Hình sự không quy định giám định ngoài tố tụng tuy nhiên, các tài liệu giám định ngoài tố tụng cũng có ý nghĩa nhất định trong hoạt động chứng minh, tạo cơ sở cho các đề xuất của luật sự về sự cần thiết trưng cầu giám định, giám định lại, giám định bổ sung hoặc tạo sức ép lên các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Vì vậy, Luật sư cần tư vấn cho thân chủ về vai trò của các tài liệu này và vận động thân chủ thu thập hoặc giao nộp các tài liệu này.
- Thứ tư, ngay sau khi thu thập được những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, Luật sư cần cung cấp ngay cho cơ quan điều tra. Bởi những chứng cứ mà Luật sư cung cấp cho cơ quan điều tra có thể có ý nghĩa làm thay đổi toàn bộ tình tiết vụ án (chứng minh người bị tạm giữ, bị can vô tội, tìm ra được hung thủ, tìm ra được bằng chứng cho một tội danh khác,...) hoặc là căn cứ để cơ quan điều tra có thể đưa ra những quyết định có lợi cho thân chủ của mình như quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang các biện pháp ngăn chặn khác, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Tóm lại, trong hoạt động hành nghề, Luật sư không nên bị động, chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình, mà cần phải tận dụng những quyền mà pháp luật cho phép để thu thập, phát hiện những yếu tố, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bảo chữa cho thân chủ. Tuy nhiên, Luật sư cũng cần lưu ý không nên quá chú trọng, lấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho bào chữa mà xem nhẹ các tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, bởi trong hồ sơ của cơ quan điều tra có thể chứa đựng nhiều thông tin có lợi cho việc bào chữa.
- Để đảm bảo việc sử dụng chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự một cách hiệu quả, cần nắm rõ được mục đích và nguyên tắc sử dụng chứng cứ...
Xem thêm: Dịch vụ tìm người thất lạc Uy TÍn Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Để đảm bảo việc sử dụng chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự một cách hiệu quả, cần nắm rõ được mục đích và nguyên tắc sử dụng chứng cứ.
Hoạt động sử dụng chứng cứ
- Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, chứng cứ đã thu thập được trong vụ án thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ thì những chứng cứ thu thập trước đó được sử dụng để phát hiện, thu thập chứng cứ mới. Bởi lẽ, trong các giai đoạn tố tụng không phải tất cả các vụ án đều đã có đầy đủ các chứng cứ, nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án. Vì vậy, việc phát hiện và thu thập thêm chứng cứ mới là hoạt động được tiến hành liên tục cho đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh sự thật vụ án. Một trong những cách thức được sử dụng để thu thập thêm những chứng cứ mới là sử dụng chứng cứ đã có, đã thu thập được từ trước. Ví dụ: Từ lời khai của người làm chứng đã phát hiện ra người phạm tội và từ lời khai của người phạm tội đã thu được hung khí gây án…
- Chứng cứ đã thu thập được trong vụ án dùng để nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá tài liệu, chứng cứ mới và ngược lại. Trong cùng một vụ án, các chứng cứ có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, song chúng đều có quan hệ với nhau bởi những mối liên hệ logic, biện chứng. Để xác định giá trị từng chứng cứ không thể không xem xét đến toàn bộ hệ thống chứng cứ, không thể không so sánh giá trị giữa các chứng cứ với nhau và tất yếu không thể không kiểm tra, đánh giá giá trị của chúng để làm căn cứ sử dụng chứng cứ đó vào việc giải quyết vụ án. Việc kiểm tra được tiến hành theo chiều thuận, từ chứng cứ đã có kiểm tra chứng cứ mới, hoặc ngược lại từ chứng cứ mới thu thập dùng để kiểm tra chứng cứ đã thu thập từ trước.
- Trong quá trình chứng minh ở các giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải sử dụng chứng cứ để ra quyết định tố tụng. Các quyết định tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bất kỳ một vụ án hình sự nào đều phải sử dụng các chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án để phân tích, đánh giá, lập luận trước khi đưa ra các quyết định tố tụng quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự như: Cơ quan điều tra phải sử dụng các chứng cứ để quyết định khởi tố và điều tra vụ án, Viện kiểm sát phải sử dụng chứng cứ để làm căn cứ có ra quyết định truy tố hay không truy tố, Hội đồng xét xử phải sử dụng các chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá để tuyên bố một người có tội và phải chịu hình phạt hay không phạm tội và được trả tự do.
Xem thêm: Dịch Vụ Điều Tra Ngoại Tình Uy Tín Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Nguyên tắc sử dụng chứng cứ
Để việc sử dụng chứng cứ đạt được mục đích, chủ thể tiến hành tố tụng cần phải quán triệt và thực hiện một số vấn đề mang tính nguyên tắc trong sử dụng chứng cứ, đó là:
Nguyên tắc khách quan, toàn diện và đầy đủ trong tố tụng hình sự: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chỉ được sử dụng những chứng cứ với đầy đủ các thuộc tính bắt buộc là khách quan, liên quan và hợp pháp. Các tài liệu, chứng cứ thu thập được qua biện pháp điều tra, trinh sát, phải được chuyển hóa thành chứng cứ hợp pháp mới được sử dụng. Những tài liệu, chứng cứ phải được kiểm tra, xác minh đầy đủ, phải phù hợp với thực tế khách quan, đảm bảo sự tin cậy vững chắc và có đủ căn cứ mới sử dụng được. Tuyệt đối không sử dụng chứng cứ chưa qua nghiên cứu, kiểm tra, xác minh làm căn cứ, cơ sở để đưa ra những quyết định pháp lý, hoặc sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giá các chứng cứ khác. Khi sử dụng chứng cứ không được định kiến, chủ quan, thiên lệch, coi trọng chứng cứ này mà bỏ qua chứng cứ kia, chỉ coi trọng sử dụng chứng cứ gốc, chứng cứ trực tiếp mà bỏ qua, coi nhẹ chứng cứ sao chép, chứng cứ thuật lại, chứng cứ gián tiếp, không chỉ sử dụng chứng cứ buộc tội mà sử dụng cả chứng cứ gỡ tội và ngược lại.
Khi sử dụng chứng cứ phải tuân theo đúng những quy định của pháp luật: Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định thế nào là chứng cứ, cũng như quy định về nguồn chứng cứ. Do vậy, khi sử dụng những chứng cứ phải chấp hành nghiêm chỉnh theo những quy định của pháp luật tố tụng. Chẳng hạn, khi sử dụng lời khai của bị can, bị cáo làm chứng cứ thì phải hết sức thận trọng vì “... Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội” (khoản 2 Điều 98 BLTTHS năm 2015). Đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Khi sử dụng lời khai của người làm chứng cần lưu ý:
- 1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
- 2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó” (Điều 91 BLTTHS năm 2015).
Xem thêm: Dịch vụ điều tra thông tin doanh nghiệp Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Sử dụng chứng cứ phải đảm bảo tính kịp thời
Sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá ngay để sử dụng nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời của các hoạt động tiếp theo, vừa đảm bảo thời gian đã được quy định đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, vừa đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, hạn chế những thiệt hại cho xã hội, bắt giữ ngay người phạm tội không để chúng có thời gian lẩn trốn, tiêu hủy tài sản, chứng cứ tang vật, xóa hết dấu vết hoặc tiếp tục gây án. Mặt khác, các chứng cứ sau khi kiểm tra đánh giá, đã xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ thì chỉ được sử dụng đúng với giá trị của nó, việc sử dụng cần căn cứ vào giới hạn, giá trị chứng minh của từng chứng cứ, không được phép phán đoán chủ quan, sử dụng gượng ép, ngoài khả năng chứng minh của từng chứng cứ. Sử dụng đúng giá trị chứng minh của chứng cứ cho phép người tiến hành tố tụng xác định đúng sự thật khách quan, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt kẻ phạm tội.
Vật chứng là chứng cứ phải đảm bảo sử dụng nhiều lần: Không được xử lý vật chứng trước khi có quyết định của người có thẩm quyền, xử lý vật chứng phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc bảo quản vật chứng phải bảo đảm không làm mất mát, hư hỏng, thất lạc chứng cứ, bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn giá trị chứng minh và cả giá trị kinh tế của vật chứng, phải đảm bảo cho vật chứng có giá trị chứng minh được sử dụng nhiều lần cho đến khi kết thúc vụ án. Có nhiều vật chứng việc bảo quản rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của BLTTHS. Đặc biệt, phải thận trọng khi sử dụng vật chứng là công cụ, hung khí, là vũ khí, chất nổ, những vật mang vết, dễ vỡ, dễ bị xóa dấu vết, những tài liệu chỉ có một bản là chứng cứ gốc chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo.