Dịch vụ Đăng Ký Giấy Phép Lao Động Nhanh Chóng Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
- Giấy phép lao động, hoặc Giấy miễn giấy phép lao động là loại giấy tờ bắt buộc để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có một trong hai loại giấy tờ này, thì rất có thể người nước ngoài sẽ bị trục xuất còn doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài có thể bị phạt lên tới 75.000.000 đồng. cùng chuyennghiep.vn bắt đầu nào !
Những trường hợp nào cần giấy phép lao động?
Theo pháp luật Việt Nam, việc làm thủ tục giấy phép lao động được áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những đối tượng như sau:
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hợp đồng lao động.
- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
- Người lao động nước ngoài sang Việt Nam chào bán dịch vụ.
- Người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tình nguyện viên.
- Người lao động nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài.
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Doanh Nghiệp, Gia Đình, Cá Nhân Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Điều kiện để người nước ngoài được xin cấp giấy phép lao động, gồm:
- Phải đủ từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm và kỹ thuật để làm công việc có liên quan.
- Không bị phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài.
- Phải được chấp thuận bằng văn bản của Cơ quan nhà nước về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Thủ tục và hồ sơ đăng ký giấy phép lao động
Để xin giấy phép lao động, doanh nghiệp cần thực hiện tuần tự theo 2 bước quan trọng:
- Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền
- Đăng ký chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài là thủ tục quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh chuyên nghiệp Tại TP.HCM
Hồ sơ xin chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài bao gồm:
- Bản sao y Đăng ký kinh doanh
- Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng theo mẫu.
- Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).
- Thời gian xét duyệt chấp thuận là 10 ngày làm việc, không kể thứ 7, chủ nhật, lễ.
- Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Xem thêm: Dịch vụ Kế Toán (Báo Cáo Thuế) Trọn Gói Chuyên Nghiệp tại TPHCM
Bộ bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Hộ chiếu còn hạn theo quy định (sao y công chứng).
- Lý lịch tư pháp số 1 (văn bản chứng nhận không vi phạm tiền án tiền sự).
- Giấy khám sức khỏe hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan, tổ chức y tế nước ngoài cấp.
- Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Hình 4*6cm, nền trắng và chụp không quá 6 tháng.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài.
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động.
- Văn bản Đăng ký nhu cầu sử dụng người nước ngoài (đã nêu trên).
Xem thêm: Dịch vụ Đăng Ký Giấy Phép Môi Trường Cho Công Ty Doanh Nghiệp Tại TP.HCM
Hồ sơ xin giấy phép lao động nộp ở đâu?
- Trường hợp doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế kỹ thuật… Thì nộp hồ sơ tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất… Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Trường hợp doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ tại Sở lao động - thương binh - xã hội tỉnh.
- Riêng các trường hợp người nước ngoài thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội, v.v. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Phân loại giấy phép lao động
Giấy phép lao động Việt Nam cho công dân nước ngoài bao gồm 4 loại: cấp mới giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động và không thuộc diện cấp giấy phép lao động (hay miễn giấy phép lao động)
Cấp mới giấy phép lao động
- - Người lao động chưa từng có giấy phép lao động.
- - Người lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc.
- - Người lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc.
- - Người lao động có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm việc cùng vị trí.
Gia hạn giấy phép lao động
- Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng giấy phép lao động sắp hết hạn thì cần phải gia hạn để được tiếp tục làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Theo quy định mới nhất, gia hạn giấy phép lao động chỉ được 1 lần và thời hạn gia hạn là 02 năm. Sau khi nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động 05 ngày làm việc, người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động đã gia hạn.
Cấp lại giấy phép lao động
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp đặc biệt. Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.
- Giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
- Người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động được cấp lại hoặc văn bản từ chối cấp lại kèm theo lý do trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Miễn giấy phép lao động
- Không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Theo Điều 7 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, có rất nhiều trường hợp được miễn giấy phép lao động, nhưng yêu cầu người lao động nước ngoài phải làm thủ tục xác nhận với Sở LĐ-TB&XH.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người sử dụng lao động sẽ nhận được xác nhận miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài.
Xem thêm: Giấy Phép Kinh Doanh Rượu Bia Thuốc Lá
Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục xin giấy phép
- Trước khoảng 30 ngày dự định làm việc chính thức, Doanh nghiệp cần xin Công văn chấp thuận tuyển dụng lao động nước ngoài của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Theo Luật lao động mới nhất, Người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam, cho dù thời gian ngắn cũng phải xin Lý Lịch Tư Pháp Việt Nam tại Sở Tư Pháp Tỉnh, Thành Phố
- Giấy khám sức khỏe, nếu khám ở Việt Nam thì Quý khách vui lòng xem danh sách các
- Bệnh viện khám sức khỏe làm Giấy Phép Lao Động được chấp thuận.
- Tất cả giấy tờ có tiếng nước ngoài (Bằng tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng, Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, Lý lịch tư pháp nước ngoài…) phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt Nam.
Tại sao không nên tự làm giấy phép lao động?
- Tuy Việt Nam có chính sách thu hút nguồn lao động nước ngoài, nhưng thủ tục giấy phép lao động cho người nước ngoài vẫn còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.
- Ngoài ra, những quy định về giấy phép lao động thường xuyên có sự thay đổi, cần có sự hiểu biết về các quy trình và thủ tục thì mới có thể tự làm giấy phép lao động. Khi nộp hồ sơ, phải có sự chuẩn bị kỹ càng và có sự giải trình hợp lý với cán bộ Nhà nước về hồ sơ của mình. Vì quá trình tự làm có thể sẽ rất vất vả và không thuận lợi, nên tỷ lệ ra kết quả cũng có thể chưa đến 60%.
Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Trọn Gói Tại TP.HCM
Dịch vụ giấy phép lao động tại Công ty Luật của chúng tôi
Nhằm giúp Quý khách và doanh nghiệp giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ giấy phép lao động trọn gói - nhanh chóng - tiết kiệm với cam kết:
- Tỷ lệ thành công mức cao nhất với hơn 15 năm kinh nghiệm thực hiện giấy phép lao động.
- Được tín nhiệm bởi những khách hàng, doanh nghiệp lớn và uy tín trong và ngoài nước.
- Luôn tính toán chi phí để tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
- Xuất hoá đơn VAT đúng dịch vụ và bảo mật mọi thông tin doanh nghiệp, người nước ngoài.
- Quy trình làm việc đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp sau khi có giấy phép lao động: Tư vấn thực hiện tạm trú; Thông báo khi giấy phép lao động sắp hết hạn; Hỗ trợ làm báo cáo, hợp đồng lao động và nộp cho cơ quan ban ngành có liên quan.