Dịch vụ Đăng ký Giấy Phép Kinh Doanh Sản Phẩm Mật Mã Dân Sự Tại TP.HCM
- Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc điều kiện kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mật mã dân sự và cách xin giấy phép kinh doanh kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong bài viết sau đây. cùng chuyennghiep.vn bắt đầu nào !
Mật mã dân sự là gì?
- Khoản 18 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015 giải thích: Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
- Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
- Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh chuyên nghiệp Tại TP.HCM
Các nhóm sản phẩm mã dân sự
Theo Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP thì các sản phẩm mật mã dân sự được chia thành 08 nhóm chính sau:
- 1. Sản phẩm sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã.
- 2. Thành phần mật mã trong hệ thống PKI.
- 3. Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ
- 4. Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng
- 5. Sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh
- 6 Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số
- 7. Sản phẩm bảo mật vô tuyến
- 8. Sản phẩm bảo mật Fax, điện báo
Xem thêm: Dịch vụ Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Tại TP.HCM
Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng 2015 quy định, doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- (i) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin. Cụ thể:
- Doanh nghiệp phải có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin; cán bộ quản lý, điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin
- (ii) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- (iii) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- (iv) Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- (v) Có phương án kinh doanh phù hợp, cụ thể là doanh nghiệp phải có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm.
- Sản phẩm mật mã dân sự phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Xem thêm: Dịch vụ Đăng ký Giấy Phép Kinh Doanh Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Những trường hợp cần xin Giấy Phép Kinh Doanh Sản Phẩm Mật Mã Dân Sự
Các sản phẩm thường gặp có tính năng mật mã dân sự thuộc diện phải xin giấy phép kinh doanh và phải giấy phép nhập khẩu (liệt kê trong Phụ lục 2 của Nghị định 53/2018/NĐ-CP):
- - Token để xác thực thanh toán sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng
- - Thiết bị tường lửa có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh (firewall)
- - Thiết bị định tuyến (Router) có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh (VD Router Cisco)
- - Thiết bị trong mạng nội bộ không dây Wifi (HS Code 8517.62.51) có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh
- - Thiết bị cổng (Gateway) có tính năng mã hóa
- - Thiết bị chuyển mạch có tính năng bảo mật, mã hoá (VD thiết bị chuyển mạch của Cisco hoặc Juniper)
- - Một số loại SIM đặc biệt VD như SIM M2M (machine to machine) có chức năng mã hóa được nhúng thẳng vào SIM
- - Các Appliances (thiết bị xử lý dữ liệu tự động) sử dụng trong lĩnh vực Ngân Hàng
- - Các Appliance sử dụng trong hệ thống VOIP.......
Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Doanh Nghiệp, Gia Đình, Cá Nhân Chuyên Nghiệp Tại TP.HCM
Quy trình và thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
Nơi nhận hồ sơ
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
- a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- c) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
- d) Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm;
- đ) Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- e) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
Kết quả: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.
Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm:
- a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
- b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- c) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp;
- d) Phương án kỹ thuật, phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng, phương án kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ bổ sung theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 của Luật này trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, ngành, nghề kinh doanh;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự bị mất hoặc bị hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do, tới Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự một lần với thời gian gia hạn không quá 01 năm.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép phải được gửi tới Ban Cơ yếu Chính phủ chậm nhất là 60 ngày trước ngày Giấy phép hết hạn. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép được lập thành hai bộ, gồm:
- a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép;
- b) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đang có hiệu lực;
- c) Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, quyết định gia hạn và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Những lưu ý quan trọng
- (1) Nếu một thiết bị có cả tính năng mật mã dân sự và tính năng an toàn thông tin mạng (theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-BTTTT) thì doanh nghiệp chỉ phải xin một loại giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu cho thiết bị mật mã dân sự. Hai loại giấy phép này không áp dụng đồng thời đối với cùng một sản phẩm.
- (2) Có nhiều sản phẩm mật mã dân sự thuộc diện phải xin Giấy phép kinh doanh MMDS tại Phụ lục 1 của Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP) nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu do vậy doanh nghiệp có thể vô tình không biết do không gặp vướng mắc khi nhập khẩu. Đối với các sản phẩm này, doanh nghiệp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh đúng theo quy định.
- (3) Có nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện phân phối thứ cấp, không trực tiếp nhập khẩu các sản phẩm MMDS thuộc Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP). Đối với trường hợp này, doanh nghiệp phân phối thứ cấp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh MMDS đúng theo quy định.
Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Trọn Gói Tại TP.HCM
Cơ quan tiếp nhận và thời hạn thụ lý hồ sơ Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- - Cơ quan tiếp nhận và thụ lý hồ sơ: Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ (NACIS)
- - Quy trình thẩm định điều kiện và đánh giá hồ sơ thông thường sẽ từ 1 - 1.5 tháng tùy theo việc chuẩn bị các hồ sơ xin cấp phép đã đầy đủ và chi tiết hay chưa.
Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn hiệu lực 10 năm, phí cấp phép sẽ phụ thuộc vào số loại sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự xin cấp phép. Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hạng mục sản phẩm, dịch vụ hoặc thay đổi liên quan đến giấy phép, doanh nghiệp làm bộ hồ sơ bổ sung, sửa đổi giấy phép kinh doanh theo quy định tại Luật An toàn Thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 73/2018/NĐ-CP)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.